Ngμnh giun đầu gaiAcanthocephala (Rudolphi, 1808) Skrjabin et Schulz, 1931 ký sinh ở động vật thủy sản.

Một phần của tài liệu Bênh học thủy sản TS Bùi Quang Tề phần 3 (Trang 136 - 139)

II. Bệnh do Ngμnh giun tròn Nemathelminthes schneider, 1866 ký sinh ở động vật thủy sản

3.Ngμnh giun đầu gaiAcanthocephala (Rudolphi, 1808) Skrjabin et Schulz, 1931 ký sinh ở động vật thủy sản.

Giun đầu gai cơ thể có thể xoang giả, không có hệ thống tiêu hoá, đối xứng 2 bên. Đặc điểm cấu tạo của giun đầu gai gần với giun dẹp nh− phần đầu có vòi có móc, không có hệ thống tiêu hoá, có nguyên đơn thận, thần kinh ortogon, nh−ng cũng có đặc điểm gần với giun tròn nh− hình dạng cơ thể hình ống, biểu bì có cấu tạo hợp bào. Hệ sinh dục đơn tính. Dựa vào đặc điểm chủ yếu có xoang nguyên sinh nên cũng có một số nhà khoa học xếp ngành giun đầu gai nh− là một lớp có vị trí ch−a rõ ràng của ngành giun tròn. Gần đây các nhà khoa học xếp giun đầu gai vào ngành riêng vì tuy giống giun tròn đều sinh sản đơn tính nh−ng hệ sinh dục khác cơ bản, cấu tạo hợp bào của hạ bì nh−ng có khe hổng phát triển.

Cơ thể giun đầu gai hình trụ , hình thoi, đoạn tr−ớc thô, đoạn sau nhỏ hơn, màu sắc thay đổi theo loài, có loài màu nhạt, có loài màu tro, trắng sữa.

Cơ thể gồm 3 phần: phần vòi, phần cổ, phần thân. Vòi ở phía tr−ớc cơ thể hình trụ, hình cầu hay hình dạng khác. Vòi cơ thể thò ra hay thụt vào trong bao vòi. Trên vòi có móc là cơ quan bám. Số l−ợng và cách sắp xếp của móc là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để phân loại. Cổ tính từ vòng móc sau cùng của vòi đến chỗ bắt đầu phần thân, th−ờng cổ ngắn không móc nh−ng cũng có giống loài cổ rất dài. Thân t−ơng đối lớn, bề mặt trơn hoặc có móc, sự phân bố và số l−ợng móc trên thân cũng là một chỉ tiêu phân loại quan trọng. Đực cái khác cơ thể, chiều dài cơ thể có sự thay đổi nh−ng đại bộ phận biến đổi từ 1,5 - 50 mm, đa số d−ới 25 mm, lớn nhất 55 mm.

Thành cơ thể ngoài cùng có một lớp bao bọc đến lớp biểu mô hợp bào trong đó nhiều khe hổng, nhiều nhân trong cùng là lớp bao cơ gồm cơ vòng, cơ dọc. Giữa thành cơ thể và nội quan là phần xoang nguyên sinh. Có một số 2 bên bao vòi có một đôi tuyến vòi dài bằng nhau hoặc không bằng nhau. Không có hệ tiêu hoá, Acanthocephala lấy dinh d−ỡng của ký chủ qua thẩm thấu toàn bộ bề mặt cơ thể. Hệ thống bài tiết của một số ít giống loài có nguyên đơn thận. Các chất bài tiết đổ vào ống dẫn sinh dục.

C

A B

D

Bùi Quang Tề 356

Hệ thống thần kinh đơn giản, từ một hạch não ở gốc vòi, có nhiều rễ thần kinh h−ớng về

phía tr−ớc ở trong vòi và một đôi dây thần kinh lớn h−ớng về phía sau. Có hai nhú cảm giác ở gốc đỉnh vòi.

Hệ thống sinh dục đực, cái khác cơ thể, đại bộ phận con cái lớn hơn con đực; lỗ sinh dục ở

đoạn sau cơ thể, sinh hoàn dục phát triển từ dây chằng là một dải mô liên kết chằng từ gốc vòi đến phần cuối cơ thể, cơ quan sinh dục đực cái đều sắp xếp trên dây chằng này (trong thể xoang giả).

Giun đực có hai tuyến tinh hình bầu dục, mỗi tinh hoàn có một ống dẫn tinh nhỏ rồi đổ chung vào ống dẫn tinh lớn thành ống phóng tinh. Đoạn cuối ống phồng to, có bao cơ thò ra ngoài thành cơ quan giao phối. Cơ quan giao phối nằm trong túi giao phối, có thể thò ra ngoài bám lấy đuôi con cái khi ghép đôi. Đổ vào ống phóng tinh còn có tuyến đơn bào để tiết dịch nhờn bít lỗ sinh dục con cái sau khi giao cấu. (Hình 329)

Con cái khi còn non có 1 -2 buồng trứng treo trên dây chằng. Buồng trứng khi lớn lên phát triển thành nhiều thuỳ và tách khỏi dây chằng vào xoang cơ thể. Mỗi thuỳ có vài chục trứng non. Trứng đ−ợc thụ tinh trong xoang cơ thể. Cấu tạo của ống dẫn trứng rất đặc tr−ng, có phễu hứng trứng h−ớng vào xoang cơ thể. Đáy phễu có một ống hẹp đi vào tử cung và có một lỗ. Nhiều trứng lớn bị bọc lại còn số nhỏ đã phân cắt lọt qua lỗ ở mặt bụng, xung quanh lỗ có nhiều tế bào lớn, lỗ thông với xoang cơ thể, mỗi khi những trứng ch−a thụ tinh hoặc ch−a phân cắt kích th−ớc lớn, vào phễu nh−ng không xuống tử cung bị lọc lại và qua lỗ này trở về xoang cơ thể tiếp tục phát dục. Chỉ có trứng bắt đầu phân cắt có vỏ, hình thoi mới lọt vào tử cung qua âm đạo để ra ngoài. Lỗ sinh dục của con cái ở cuối cơ thể. (Hình 329)

Hình 329: Phễu tử cung của con cái giun đầu gai: 1. Trứng; 2. Các tập đoàn tế bào đ−ợc phân cắt chia ra từ tuyến trong non; 3. Miệng tr−ớc của phễu; 4.Túi phễu; 5. Tế bào xung quanh lỗ mặt bụng; 6. Tử cung; 7. Cơ ; 8. Âm đạo; 9. Vách cơ thể

Chu kỳ phát triển: giun đầu gai tr−ởng thành ký sinh trong ruột của động vật có x−ơng sống,

trứng sau khi thành thục phát triển thành ấu trùng có vành móc ở phía tr−ớc, trứng theo phân của ký chủ sau cùng ra môi tr−ờng n−ớc. Ký chủ trung gian là động vật nhuyễn thể, giáp xác, côn trùng ăn trứng của giun đầu gai, ở trong ruột ký chủ trung gian, ấu trùng ra khỏi trứng lách qua thành ruột vào xoang cơ thể mất vành móc và tiếp tục phát triển thành ấu trùng gần giống trùng tr−ởng thành chỉ khác là cơ quan sinh dục ch−a phát triển. Sau đó ấu trùng thu phần đầu và đuôi vào một vỏ dày hình thành kén, kén sống đ−ợc rất lâu trong ký chủ trung gian. Khi ký chủ cuối cùng ăn ký chủ trung gian có cảm nhiễm kén vào ống tiêu hoá, ấu trùng chui ra khỏi kén, thò vòi bám vào thành ruột và nhanh chóng phát triển thành trùng tr−ởng thành.

Bệnh học thủy sản- phần 3 357

Hình 330: A. Đoạn sau của giun đầu gai đực

B. Một phần hệ thống sinh dục con cái

1. Túi chứa các tuyến đơn bào , 2. Túi cơ, 3. tế bào bên, 4. Cơ quan giao phối, 5. Túi giao phối, 6. Dây chằng, 7. Miệng tr−ớc của phễu, 8. Dạng tai, 9. Túi phễu, 10. Tế bào trong mặt l−ng, 11. Tế bào trong mặt bụng, 12. Tế bào bên, 13. Tế bào tr−ớc mặt bụng, 14. Tế bào sau mặt bụng, 15. Tử cung.

Hình 331: Sơ đồ cấu tạo chung của giun đầu gai-

Acanthocephala. A- con đực (1- vòi gai, 2- cổ, 3- bao vòi, 4-

mấu hạ bì, 5- tinh hoàn, 6- dây chằng, 7- tuyến chất dính, 8- bao cơ, 9- tuyến chất dính, 10- túi bìu, 11- d−ơng vật, 12- bao giao phối, 13- cánh bao hình ngón); B- mặt cắt dọc của gai và thành vòi; C- sơ đồ đo các kích th−ớc của gai (a- chiều dài mấu nhọn, b- chiều dài gốc, c- chiều dầy mấu nhọn, d- chiều dầy gốc); D- sơ đồ phân bố gai (a- h−ớng phóng xạ, b- h−ớng xoắn)

Tác hại của giun đầu gai: giun đầu gai dùng vòi cắm sâu vào niêm mạc ruột của cá phá hoại thành ruột dẫn đến hiện t−ợng viêm loét, mở đ−ờng cho một số sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể cá. Lúc ký sinh với số l−ợng nhiều, có thể đâm thủng thành ruột gây hiện t−ợng tắc ruột, đoạn ruột có giun ký sinh phình to, cá gầy có hiện t−ợng thiếu máu. Giun đầu gai ký sinh trên nhiều cá n−ớc ngọt, n−ớc lợ và n−ớc biển.

A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 1 2 3 4 4 5 5 6 7 9 8 10 11 12 13 A D B C c d b a b

Bùi Quang Tề 358

Một phần của tài liệu Bênh học thủy sản TS Bùi Quang Tề phần 3 (Trang 136 - 139)