VI. Bệnh do ngμnh nhuyễn thể Mollusca kýsin hở cá
3. Bệnh do bộ chân đều Isopoda kýsinh
3.3. Bệnh rận cá Corallanosis
3.3.1. Tác nhân gây bệnh
Họ Corallanidae Hansen, 1890 Giống Corallana Learch, 1818
Loài Corallana grandiventra Ho et Tonguthai, 1992 (hình 363)
Cơ thể lồi hình ovan kéo dài, 2 mép bên gần song song, bụng hơi lồi. Giữa phần đầu ngực th−ờng có màu đen, nhìn mặt bụng thấy rõ màu đen. Có 2 mắt kép rõ ràng. Anten I ngắn, phân nhiều đốt, Anten II dài, gần gốc phân 5 đốt, phần ngọn phân nhiều đốt. Đôi chân ngực từ thứ 1 đến thứ 3 có đốt cuối cùng phía ngoài (đốt ngón) phát triển thành móc câu để bám. Đôi chân ngực thứ 4 đến thứ 7 đốt ngón kém phát triển dùng để bò. Đốt thứ 6 cuối cùng của phần bụng dạng gần hình tam giác, hai bên phân 2 nhánh trên các nhánh đều có lông cứng phát triển. Kích th−ớc cơ thể: chiều dài 7-8 mm, chiều rộng 2,5-3,0 mm.
3.3.2. Triệu chứng và tác hại
Vị trí ký sinh t−ơng tự nh− rận cá Alitropus. Các vết th−ơng khi rận cá Corallana đốt hút máu viêm đỏ, xuất huyết dễ nhầm với bệnh đốm đỏ do vi khuẩn.
ở các lồng cá trắm cỏ ban đêm từ 20-24h rận đốt làm cá khó chịu nhảy lung tung. Có lồng nuôi cá trắm cỏ rận Corallana đốt sau 1 đêm làm chết 1/3 số cá trong lồng (Gia L−ơng- Bắc Ninh). Rận Corallana ký sinh ở nhiều loài cá n−ớc ngọt, n−ớc lợ và n−ớc biển. Ngoài ra theo một số báo cáo Corallana spp ký sinh trên cả tôm n−ớc ngọt tự nhiên. ở Việt Nam đã gặp ở cá trắm cỏ nuôi lồng, cá tai t−ợng, cá bống t−ợng, cá song... Đặc biệt là ở cá trắm cỏ nuôi lồng ở các tỉnh phía bắc th−ờng xuyên bị rận đốt, thí dụ ở Thái Nguyên nuôi cá trắm cỏ phải làm l−ới màn để tránh rận tấn công. Đây là một trong những bệnh nguy hiểm của cá nuôi lồng bè.