VI. Bệnh do ngμnh nhuyễn thể Mollusca kýsin hở cá
4. Giáp xác chân tơ (Cirripedia) kýsinh trên động vật thủy sản
4.1.3. Dấu diệu bệnh lý
Hệ thống rễ của ký sinh trùng giáp xác chân tơ (gọi là rễ trong) phát triển lan tỏa khắp phần đầu ngực và phát triển vào trong các tổ chức cơ của chân bò và phần bụng. Ký sinh trùng đôi khi làm mất khả năng sinh sản của vật chủ; và làm thay đổi nội tiết của vật chủ, ảnh h−ởng
Bệnh học thủy sản- phần 3 395
đến lột vỏ, hoạt động, sinh sản và sinh tr−ởng chậm (còi cọc). Mức độ nhiễm cao có thể làm giảm sinh tr−ởng, đặc biệt làm quần đàn suy nh−ợc hoạt động yếu.
Giáp xác chân tơ có túi chứa trứng (túi ngoài) dạng hình trứng hoặc hình xúc xích, th−ờng bám vào mặt bụng của cua (hình 303). Túi ngoài là một cái màng có chứa trứng hoặc ấu trùng nauplius) và một buồng trứng. Buồng trứng đ−ợc gắn vào màng (lớp mô phía ngoài của túi trứng) gần thân. Thân đ−ợc gắn vào phía ngoài của vật chủ. Rễ (rễ trong) đ−ợc xuất phát từ thân. Tùy theo loài rễ trong có màu nhạt hoặc màu xanh. Giáp xác chân tơ có rễ trong màu xanh th−ờng cũng có màu đỏ máu nh− hemoglobin. Tuyến sinh dục của vật chủ th−ờng teo lại.
Mô bệnh học (hình 312-314): rễ trong đ−ợc bao bởi lớp biểu bì mỏng, là những tổ choc lan tỏa trong phần đầu ngực. Nếu ký sinh trùng mạnh th−ờng không có các tế bào của vật chủ phản ứng đến rễ trong. Nếu túi ngoài mất, xuất hiện phản ứng viêm sắc tố đen xung quanh rễ trong kết quả có thể nhìn thấy màu nâu của hệ thống rễ trong.
4.1.4. Phân bố và lan truyền bệnh
Giáp xác chân tơ sống ở biển. Chúng sống ký sinh trên các loài cua ghẹ, phân bố rộng khắp các đại d−ơng. Werner, M., 2001 đã điều tra cua xanh (Carcinus maenas) ở bờ biển phía tây Thụy Điển, mức độ nhiễm Sacculina carcina 2,9%. Cua đực th−ờng có tỷ lệ nhiễm cao hơn cua cái. Những ký sinh trùng phát triển thành túi ngoài chỉ tìm thấy ở những con cua có chiều rộng mai từ 32-66mm. Cua biển (Leptodius exaratus) ở Trung Quốc nhiễm loài
Sacculina sinensis khoảng 3% (theo Chan, Beny, 2003)
Biển Việt nam rất phong phú giáp xác chân tơ nhất là ven bờ, vùng triều, cửa sông. Điều tra trong các ao nuôi cua bị bệnh tỷ lệ nhiễm 47,5% (Nam Định), 53,33% (Hải Phòng) giáp xác chân tơ Sacculina sp ký sinh trong xoang đầu ngực cua ghẹ và làm chúng gầy yếu, hoạt động chập chạp có khi gây chết rải rác trong các ao nuôi (Bùi Quang Tề, 2004-2005)