I. Bệnh do ngμnh giun dẹp Plathelminthes
1. Bệnh do lớp sán lá đơn chủ Monogenea (Van Beneden, 1858) Bychowsky, 1935 ký sinh ở độung vật thủy sản.
1.5. Bệnh sán lá đơn chủ đẻ con (sán 18 móc) Gyrodactylosis.
1.5.1. Tác nhân gây bệnh.
Bộ Gyrodactylidea Bychowsky, 1937
Họ Gyrodactylidae Van Beneden et Hesse,1863
Giống Gyrodactylus Nordmann,1832
Cơ thể của Gyrodactylus nói chung nhỏ hơn so với Dactylogyrus. Cơ thể sống Gyrodactylus rất linh hoạt, chúng luôn vận động t−ơng tự Dactylogyrus. Khi vận động phía tr−ớc lộ 2 thuỳ đầu trong đó có 2 tuyến đầu có tác dụng tiết chất nhờn phá hoại tổ chức của ký chủ.
Gyrodactylus không có điểm mắt.
Phía sau cơ thể là đĩa bám có 2 móc lớn ở giữa và 16 móc nhỏ bằng kitin xếp xung quanh, các móc lớn có 2 bản nối. Do cấu tạo của cơ quan móc sau nên Gyrodactylus còn có tên gọi là sán lá đơn chủ 18 móc. Miệng ở mặt bụng phía tr−ớc cơ thể, hầu do 16 tế bào lớn tổ thành thực quản ngắn, ruột phân thành 2 nhánh chạy dọc cơ thể đến 4/5 chiều dài thân nh−ng 2 nhánh không gặp nhau, ruột hở không có hậu môn. Cơ quan sinh dục của Gyrodactylus là cơ quan sinh dục l−ỡng tính, cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái trên cùng một cơ thể. Cơ quan sinh dục đực có tinh hoàn nhỏ, ở phần sau cơ thể, túi giao phối hình dạng nh− quả trứng do một móc lớn và 8 móc nhỏ cong lại tạo thành, buồng trứng hình bán nguyệt ở sau tuyến tinh (Hình 291).
Trong cơ thể có bào thai hình bầu dục, đồng thời trong thai này đã hình thành bào thai của đời sau nên có tên gọi là tam đại trùng, thậm chí có cả thai của đời thứ 4. Nguyên nhân của hiện t−ợng sinh sản t−ơng đối đặc biệt này ch−a rõ, có ng−ời cho sinh sản ấu thể là một loại sinh sản đơn tính, có ng−ời cho là một trứng nhiều phôi. Phôi lúc phát triển đến giai đoạn hậu phôi, buồng trứng lại sinh ra 1 trứng thành thục ở sau phôi lớn, đợi khi phôi lớn thoát khỏi cơ thể mẹ, trứng lại chuyển đến thay vị trí và tiếp tục phát triển.
Lúc phôi đã hoạt động mạnh cần tách khỏi cơ thể mẹ, ở giữa cơ thể trùng nổi lên 1 cái bọc, phôi chui ra từ điểm đó, phần giữa chui ra tr−ớc sau đó phần đầu và phần sau thoát ra. ấu trùng nở ra giống nh− trùng tr−ởng thành có khả năng sinh sản ra đời sau. ấu trùng vận động ở trong n−ớc từ 5 -10 ngày, nếu không gặp ký chủ nó sẽ chết. Nhiệt độ thích hợp cho trùng phát triển là 18-250C.
Hình 291: Cấu tạo sán đơn chủ đẻ con-
Gyrodactylus ctenopharyngodontis:
1. Thuỳ đầu; 2. Tuyến đầu phía tr−ớc; 3. Tuyến đầu phía sau; 4. Miệng; 5. Hầu; 6. Thực quản; 7. Ruột; 8. Túi giao phối; 9.
ống đẫn tinh; 10. Tinh hoàn; 11. Bào thai; 12. Buồng trứng; 13. Đĩa bám ( a- màng nối trên, b- màng nối chính, c- móc giữa, d- móc rìa)
Bùi Quang Tề 314
Hình 292: Sán đơn chủ đẻ con- Gyrodactylus: A- Gyrodactylus fusci ký sinh ở cá trê (Clarias spp); B- Sán lá đơn chủ đẻ con ký sinh vây cá trê; C- Gyrodactylus medius ký sinh ở cá mè trắng, cá vàng, cá diếc (ảnh KHVĐT);
Hình 293: Gyrodactylus niloticus (A- ký sinh ở vây cá rô phi vằn và B- đĩa bám)
1.5.2. Dấu hiệu bệnh lý
Gyrodactylus ký sinh trên da và mang với số l−ợng nhiều làm cho tổ chức nội ký sinh tiết ra
1 lớp dịch mỏng màu trắng tro. Cá ít hoạt động hoặc hoạt động không bình th−ờng, một số cá nằm ở đáy ao, một số lại nổi lên mặt n−ớc đớp không khí thậm chí mất dần khả năng vận động và bơi ngửa bụng. Do có những vết loét tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm và các sinh vật khác xâm nhập gây bệnh. Cá bị cảm nhiễm Gyrodactylus khả năng bắt mồi giảm, hô hấp khó khăn, cá gầy yếu.
Theo O.N Bayer, 1977 ở cá khoẻ mạnh, trọng l−ợng cơ thể 1,2 gr, trong khi đó cá bị nhiễm bệnh Gyrodactylus chỉ nặng 0,5 gr đồng thời hàm luợng bạch cầu tăng, hàm l−ợng hồng cầu giảm. B C A A A B
Bệnh học thủy sản- phần 3 315