I. Bệnh do ngμnh giun dẹp Plathelminthes
Chu kỳ phát triển chung của sán lá song chủ:
Sán lá song chủ đẻ trứng, giao phối trên cùng một cơ thể. Trứng nhỏ nh−ng số l−ợng nhiều. Sán lá song chủ từ trứng phát triển thành, cơ thể tr−ởng thành phải qua một quá trình phát dục phức tạp qua nhiều giai đoạn:
Giai đoạn ấu trùng Miracidium: Trứng sau khi rơi vào n−ớc nở ra ấu trùng Miracidium có lông tơ và điểm mắt. Phần tr−ớc cơ thể có tuyến đầu, đoạn sau cơ thể có một đám tế bào mầm có ống tiêu hoá đơn giản. Hệ thần kinh và bài tiết không phát triển. Miracium không ăn, sống tự do trong n−ớc nhờ glucogen dự trữ nên chỉ bơi một thời gian rồi nhờ tuyến đầu tiết men phân giải lớp biểu mô chui vào tổ chức gan của cơ thể ốc. ở trong cơ thể ký chủ trung gian, ấu trùng Miracidium mất lông tơ , mất điểm mắt và ruột biến thành bào nang
Sporocyste.
Giai đoạn ấu trùng bào nang Sporocyste: Bào nang hình tròn hay hình túi, bề mặt có khả năng thẩm thấu dinh d−ỡng. Bào nang
Sporocyste có thể xoang lớn, nó tiến
hành sinh sản đơn tính (vô tính) cho nhiều ấu trùng Redia.
Hình 295: Chu kỳ phát triển của sán lá song chủ (sán lá gan
Opisthorchis felineus)
A- sán tr−ởng thành; B- Miracidium; C- Sporocyste chứa redia; D- Redia non; E- Cercaria; F- mặt bong của cercaria; G- Metacercaria; H- ốc Bithynia - vật chủ trung gian thứ nhất
Giai đoạn ấu trùng Redia : Redia hình túi có thể di động cấu tạo cơ thể có hầu và ruột dạng hình túi ngắn. ấu trung Redia lớn lên, phá màng của bào nang để ra khỏi tổ chức gan rồi vào cơ quan tiêu hoá của ốc. Cơ thể ấu trùng Redia dài ra, hầu và ruột phát triển, có hai ống bài tiết. Phía sau cơ thể có một đám tế bào mầm tiến hành sinh sản đơn tính cho nhiều ấu trùng
Cercaria. Có chủng loại sán lá song chủ không qua giai đoạn ấu trùng Redia mà phát triển
trực tiếp qua Cercaria
Giai đoạn ấu trùng Cercaria: Cơ thể Cercaria chia làm 2 phần thân và đuôi, bề mặt cơ thể có móc, có một hai giác hút. Cơ quan tiêu hoá có miệng, hầu, thực quản, ruột. Có hệ thống
Bệnh học thủy sản- phần 3 319
bài tiết và đốt thần kinh. ở phía tr−ớc cơ thể có tuyến tiết ra men phá hoại tổ chức để xâm nhập vào cơ thể ký chủ, đồng thời biểu mô ở d−ới lớp nguyên sinh chất có tuyến phân tiết tạo ra vách của bào nang.
Cercaria ra khỏi cơ thể Redia, sống tạm thời trong cơ thể ốc, sau đó ra n−ớc hoạt động trong
một thời gian ngắn, mất đuôi biến thành ấu trùng có vỏ bọc Metacercaria. Cũng có giống loài sán lá song chủ giai đoạn ấu trùng Cercaria trực tiếp xâm nhập vào da của ký chủ rồi đến mạch máu sau đó qua thời kỳ ấu trùng bào nang Metacercaria phát triển thành trùng tr−ởng thành. Ng−ợc lại cũng có một số giống loài khi Cercaria ra môi tr−ờng n−ớc mất đuôi rồi hình thành bào nang (kén) bám trên các cây thực vật thủ sinh th−ợng đẳng hay vỏ ốc, nếu gặp ký chủ ăn vào sẽ phát triển thành trùng tr−ởng thành.
Còn một số giống loài ấu trùng Cercaria sau khi tách khỏi cơ thể Redia hình thành bào nang(kén) ngay trong cơ thể ốc hoặc chui ra nh−ng lại tiếp tục xâm nhập vào cơ thể ốc đó.
ốc có ấu trùng,ký chủ ăn vào ruột sẽ phát triển thành trùng tr−ởng thành.
Các giống loài sán lá song chủ lấy cá là ký chủ trung gian thứ 2, đa số ấu trùng Cercaria chủ động xâm nhập vào cơ thể cá và hình thành Metacercaria, một số ít giống loài ngoài môi tr−ờng, ký chủ cuối cùng trực tiếp nuốt bào nang Metacercaria (hình 295)
Giai đoạn ấu trùng Metacercaria: do có vỏ bao lại, cơ thể nằm trong bào nang nên không vận động. Cấu tạo cơ thể phát triển gần với trùng tr−ởng thành. Bề mặt cơ thể có móc, có giác miệng, giác bụng, lỗ miệng và lỗ bài tiết.
- Cấu tạo trong có cơ quan tiêu hoá, cơ quan bài tiết, thần kinh và cơ quan sinh dục. Hệ thống sinh dục của một số giống loài phát triển còn đơn giản nh−ng cũng có giống loài cơ quan sinh dục đực cái đã hoàn chỉnh, thậm chí đã có lúc trong cơ quan sinh dục cái đã có trứng xuất hiện.
Metacercaria cùng với ký chủ trung gian II hoặc vật môi giới bị ký chủ sau cùng ăn vào
trong ống tiêu hoá do tác dụng của dịch tiêu hoá, vỏ bọc và vỡ, ấu trùng thoát ra ngoài di chuyển đến cơ quan thích hợp của ký chủ phát triển thành trùng tr−ởng thành.
Quá trình phát triển của sán lá song chủ yêu cầu ký chủ trung gian nhất định, ký chủ trung gian thứ nhất là ốc, ký chủ trung gian thứ II hoặc ký chủ cuối cùng th−ờng là động vật nhuyễn thể, động vật có đốt, giáp xác, côn trùng, cá, l−ỡng thê, bò sát, chim và động vật có vú. Có giống loài yêu cầu đến 3 -4 ký chủ trung gian.
Nhìn chung chu kỳ phát triển của sán lá song chủ chia làm 2 loại:
Chỉ cần một ký chủ trung gian:
- ấu trùng Cercacia đi trực tiếp vào ký chủ cuối cùng nh− sán máu cá.
- ấu trùng Cercacia ra ngoài môi tr−ờng hình thành bào nang ấu trùng Metacercaria bám trong các cây thực vật thuỷ sinh th−ợng đẳng, ký chủ cuối cùng ăn vào phát triển thành trùng tr−ởng thành.
- ấu trùng Cercaria không ra khỏi ký chủ trung gian thứ I mà ở trong đó hình thành bào nang Metacercaria.
Cần có 2 ký chủ trung gian:
- Cả hai ký chủ trung gian là nhuyễn thể.
- Ký chủ trung gian thứ 2 là giáp xác hay côn trùng l−ỡng thê hoặc cá.