Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của hệ thống cơ quan hành chính trong quản lý và cung cấp dịch vụ công

Một phần của tài liệu Cải cách dịch vụ công qua thực tiễn tỉnh Cao Bằng (Trang 30)

của hệ thống cơ quan hành chính trong quản lý và cung cấp dịch vụ công

Nội dung này bao gồm hai vấn đề: một là xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan hành chính - vấn đề phân cấp quản lý giữa các cơ quan hành chính trong cung cấp dịch vụ công; hai là xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa quản lý và cung cấp dịch vụ công. Khi sự chuyển giao cung cấp các dịch vụ công ra khu vực tư nhân ngày càng mạnh mẽ thì vai trò quản lý của nhà nước càng cần phải được xác định rõ và tăng cường sự chặt chẽ, tính hiệu quả.

Một trong những yêu cầu đổi mới cải cách hành chính bắt nguồn từ mục tiêu thay đổi hiện trạng: ‘Tổ chức bộ máy hành chính còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc; phương thức quản lý hành chính vừa tập trung quan liêu lại vừa phân tán, chưa thông suốt; chưa có những cơ chế, chính sách tài chính thích hợp với hoạt động của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức làm dịch vụ công’ [1].

Vì vậy yêu cầu cải cách về bộ máy, được xác định là: Các cơ quan trong hệ thống hành chính được xác định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm rõ ràng; chuyển được một số công việc và dịch vụ không cần thiết phải do cơ quan nhà nước thực hiện cho doanh nghiệp, tổ chức xã hội,

tổ chức phi chính phủ đảm nhận. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gọn nhẹ, hợp lý theo nguyên tắc Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, thực hiện chức năng chủ yếu là quản lý vĩ mô toàn xã hội bằng pháp luật, chính sách, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện. Bộ máy của các Bộ được điều chỉnh về cơ cấu trên cơ sở phân biệt rõ chức năng, phương thức hoạt động của các bộ phận tham mưu, thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công [5].

Như vậy, cải cách bộ máy cơ quan nhà nước là một trong những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý nhà nước nói chung và cung cấp dịch vụ công nói riêng Sự phân biệt rạch ròi thẩm quyền và phạm vi quản lý sẽ giúp các cơ quan quản lý nhà nước chủ động và độc lập trong cung cấp dịch vụ công và quản lý, điều tiết việc cung cấp dịch vụ công mà ít bị chi phối bởi các cơ quan cấp trên. Phân cấp quản lý nhà nước nhằm xây dựng hệ thống chính quyền ở địa phương vững mạnh, đủ năng lực và thẩm quyền để độc lập giải quyết những vấn đề của địa phương. Khi đó chính quyền địa phương sẽ chủ động đưa ra các quyết sách phù hợp với tình hình địa phương. Tuy nhiên vấn đề phân cấp phải được thống nhất chặt chẽ, chức năng nhiệm vụ mỗi cấp phải được phân biệt rạch ròi. Hơn nữa việc phân cấp về địa phương phải đi đôi với trao thẩm quyền thực thì chính quyền địa phương mới có thể xử lý độc lập những vấn đề thuộc phạm vi quản lý. Gắn phân cấp công việc với phân cấp về tài chính, tổ chức và cán bộ. Định rõ những loại việc địa phương toàn quyền quyết định, những việc trước khi địa phương quyết định phải có ý kiến của Trung ương và những việc phải thực hiện theo quyết định của Trung ương. Một thực tế là chính phủ không thể hiểu rõ thực trạng, điều kiện của từng địa phương cho nên việc trao quyền quyết định cho Ủy ban nhân dân các cấp sẽ cho họ tự chủ cung cấp các dịch vụ ưu tiên phù hợp với đặc trưng vùng miền.

Trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan, cán bộ trong giải quyết công việc hành chính cũng phải được thực hiện nghiệm túc tạo nên một sự liên hoàn, đồng bộ và thống nhất, chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu Cải cách dịch vụ công qua thực tiễn tỉnh Cao Bằng (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)