- Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo
2007 62,1 100 Không có số liệu Không có số liệu
3.1.3. Yêu cầu về hội nhập, hợp tác quốc tế
Có thể nói chưa bao giờ quá trình toàn cầu hóa lại được thúc đẩy nhanh chóng như hiện nay. Mỗi quốc gia khi tham gia quá trình này phải tuân thủ những nguyên tắc chung của việc hội nhập, chia sẻ và nhận được nhiều lợi ích từ các quốc gia khác. Cạnh tranh trở thành một thách thức lớn đòi hỏi các quốc gia khi tham gia phải tự thay đổi để thích ứng và mở rộng ra bên ngoài. Bối cảnh đó vừa là thách thức vừa là cơ hội cho những nước phát triển sau như Việt Nam. Từ một xuất phát điểm thấp, Việt Nam vẫn là một quốc gia có thu nhập thấp và chỉ số phát triển ở tốp cuối trong khu vực và thế giới. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nước ta ước đạt 5,57%, thấp hơn chỉ tiêu đặt ra. Nếu dựa vào báo cáo này thì triển vọng đuổi kịp các quốc gia trong khu vực Châu Á là hoàn toàn có cơ sở. Tăng trưởng kinh tế không chỉ làm thay đổi hình ảnh của quốc gia mà còn là nền tảng quan trọng để có những bước tiến trong tiến trình hội nhập. Yêu cầu này càng trở nên cấp thiết hơn khi Việt Nam chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế đem lại nhiều cơ hội phát triển song cũng đòi hỏi phải có những nỗ lực tương ứng.
Sức ép từ bên ngoài trở thành một động lực thúc đẩy cải cách từ bên trong và việc tăng cường nội lực của quốc gia. Với một sân chơi rộng lớn như vậy, để không bị tụt hậu là một thách thức lớn đối với nước ta. Một chiến lược
vĩ mô và lâu dài cần được triển khai nhanh chóng Nhằm đáp ứng những đòi hỏi cao hơn theo quy chuẩn quốc tế về cả chất lượng và số lượng dịch vụ công, Việt Nam cần phải hoàn thiện thể chế, tạo môi trường pháp lý có khả năng thúc đẩy phát triển; xây dựng một nền công vụ ưu việt đồng thời với nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ công; xây dựng đội ngũ nhân lực có trình độ, ngoại ngữ và xây dựng văn hóa cung ứng dịch vụ công. Ngoài ra cần thiết phải đẩy mạnh hơn công tác phòng chống tham nhũng, tăng cường minh bạch và cải tiến các thủ tục hành chính, thuế vụ, hải quan...