Công tác đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho quản lý và cung cấp dịch vụ công

Một phần của tài liệu Cải cách dịch vụ công qua thực tiễn tỉnh Cao Bằng (Trang 69)

- Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

2007 62,1 100 Không có số liệu Không có số liệu

2.2.5. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho quản lý và cung cấp dịch vụ công

cung cấp dịch vụ công

Sau 10 năm thực hiện cải cách thực trạng về đội ngũ cán bộ công chức có thể đánh giá là vẫn thiếu về số lượng và thiếu về chất lượng, đạo đức. Việc đánh giá kết quả thực thi công vụ của cán bộ công chức chưa gắn liền với nhiệm vụ chuyên môn và chưa gắn với việc đề bạt. Các hình thức đánh giá chủ yếu dựa vào lối sống, khả năng thực hiện công việc một cách chung chung, chứ chưa có cơ chế giải trình, chịu trách nhiệm thỏa đáng. Có thể đánh giá riêng từng mặt sau:

- Thiếu nguồn nhân lực có trình độ, năng lực và tâm huyết

Mỗi năm, tổng biên chế hành chính và biên chế cho các đơn vị sự nghiệp đều tăng khá cao. Song thực tế nguồn để tuyển dụng lại không đủ đáp ứng nhu cầu. Cao Bằng vẫn thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ mặc dù đã thực hiện một số chính sách ưu đãi trong tuyển dụng. Riêng trong hai lĩnh vực dịch vụ trực tiếp như y tế và giáo dục tình trạng thiếu cán bộ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cung ứng dịch vụ cho người dân.

Bảng 2.5: Số liệu tổng biên chế hành chính trong các năm ở tỉnh Cao Bằng Đơn vị tính: Người Năm Cấp tỉnh Cấp huyện 2008 1.173 1.107 2009 1.267 1.102 2010 1.225 1.088

Nguồn: Báo cáo tổng biên chế hành chính của Sở Nội vụ Cao Bằng. - Công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực sau tuyển dụng

Việc thắt chặt các điều kiện tuyển dụng đã giúp lựa chọn được toàn bộ cán bộ qua đào tạo cơ bản. Chương trình đào tạo và đào tạo lại trong cho các đối tượng này chủ yếu là bồi dưỡng về kiến thức quản lý nhà nước và bồi dưỡng chính trị tại hệ thống các trường chính trị trong tỉnh. Các lớp dành cho chuyên viên, chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp thường xuyên được tổ chức và người học phải trải qua kỳ thi kết thúc để lấy chứng chỉ. Đó là một mô hình chung cho tất cả các loại công chức, cán bộ hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau. Như vậy, nội dung đào tạo không gắn với thực tiễn công việc chuyên môn của phần lớn người học mà có thể cho rằng các khóa học này nhằm trang bị bằng cấp một cách hình thức. Phương pháp truyền đạt vẫn dựa trên phương thức truyền đạt một cách hình thức và thụ động. Do vậy các

lớp bồi dưỡng theo cách này không đạt được hiệu quả nâng cao chất lượng thực chất của người học, các kỹ năng và năng lực chuyên môn không được đề cập đến. Thêm nữa, tỉnh Cao Bằng chưa có các hoạt động phát triển dài hạn về trau dồi chuyên môn và triển khai thực hiện sau đào tạo.

Đánh giá chung: Một cách chung nhất, có thể nói rằng cải cách dịch vụ công ở Cao Bằng trên tất cả các bình diện vừa được xem xét trên đây chưa đạt được mức độ cao. Khả năng thích ứng với nền kinh tế chậm, người dân thiếu các dịch vụ lựa chọn; công tác cải cách thể chế hành chính cũng như xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trong quản lý và cung cấp dịch vụ công còn nhiều yếu kém.

Hiệu quả thấp trong cung ứng dịch vụ công của nhà nước khiến người dân không thỏa mãn. Các dịch vụ này nhìn chung không chỉ thiếu về số lượng mà chất lượng phục vụ cũng chưa được cải thiện. Khối lượng dịch vụ công do nhà nước đảm nhiệm rất lớn. Các loại trợ cấp, ưu đãi của nhà nước đối với cơ quan cung ứng dịch vụ công như trợ giá, tín dụng ưu đãi, miễn thuế sử dụng đất… trong nhiều trường hợp lại đem đến những hệ quả tiêu cực. Được hưởng ưu đãi mà các cơ quan này hoạt động không hiệu quả hơn, thay vào đó là tư tưởng ỷ lại, dựa dẫm vào nhà nước, không thúc đẩy được tính năng động sáng tạo của các đơn vị. Tình trạng này cũng dẫn đến hệ quả tiêu dùng quá mức cần thiết gây lãng phí và làm tăng gánh nặng ngân sách trong khi số lượng và chất lượng của việc cung cấp dịch vụ vẫn không được bảo đảm.

Các chương trình hỗ trợ phát triển cho nhóm người thiệt thòi (dân tộc thiểu số, người nghèo, người sinh sống tại các khu vực khó khăn) chưa phát huy được hiệu quả mong muốn. Mục tiêu của hầu hết các chương trình là hướng tới giải quyết những vẫn đề mang tính bản chất, phục vụ phát triển bền vững nhưng kết quả lại cho thấy chỉ giải quyết được những vấn đề trước mắt. Hơn nữa việc triển khai thụ động các chính sách này với nguyên tắc chia bình quân nguồn tài chính cho các đơn vị đã dẫn đến việc những nơi thực sự có

nhu cầu thì thiếu nguồn thực hiện, một số nơi chưa thực sự cấp thiết lại phải cố gắng cấp phát cho cả những đối tượng không thuộc diện khó khăn để sử dụng hết nguồn được phân.

Mức độ này được đo bằng những chỉ số đánh giá do một số tổ chức điều tra, đánh giá. Trong đó có chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng các nhà tài trợ Asia Foundation và USAID thực hiện hàng năm. Chỉ số năng lực cạnh tranh là chỉ số được xây dựng nhằm đo lường mức độ phát triển năng động của khu vực kinh tế dân doanh, tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế trên cơ sở so sánh giữa các địa phương. Việc đo chỉ số này được thực hiện bằng cách điều tra đối với doanh nghiệp dân doanh để tìm hiểu về sự đánh giá của doanh nghiệp đối với môi trường kinh doanh ở địa phương, và kết hợp dữ liệu điều tra với các số liệu so sánh thu thập được từ các nguồn chính thức về điều kiện ở địa phương, chỉ số PCI cho điểm các tỉnh theo thang điểm 100.

Bảng 2.6: Số liệu so sánh Cao Bằng với các tỉnh theo từng chỉ số năm 2009

Chỉ số quản lý tốt (dựa trên hệ thống VPCI) Cao Bằng Nhỏ nhất Lớn nhất

Tiếp cận đất đai 5,05 4,28 9,52

Tính minh bạch và trách nhiệm 4,43 2,92 8,85

Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh 1,87 1,87 9,39

Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh 5,48 2,84 8,55

Thiết chế pháp lý 3,51 3,51 7,34

Cơ sở hạ tầng 4,20 3,47 7,26

Nguồn: [23].

Cho đến nay, Cao Bằng vẫn là một trong những tỉnh có chỉ số cạnh tranh thuộc nhóm thấp nhất cả nước đứng thứ 63/64 tỉnh thành (số liệu năm 2009). Chỉ riêng so sánh với các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía bắc, Cao Bằng luôn xếp ở vị trí cuối cùng trong các nhóm thành phần chỉ số ví dụ tính tiên phong và năng động của lãnh đạo, các thiết chế pháp lý, chi phí gia nhập

thị trường, tính minh bạch và trách nhiệm, chi phí và thời gian thực hiện quy định của nhà nước... Đây là những cơ sở thực tiễn cho thấy nguy cơ tụt hậu đang ở phía trước nếu Cao Bằng không có một cuộc cải cách mạnh mẽ và toàn diện hơn ngay từ bây giờ.

Một phần của tài liệu Cải cách dịch vụ công qua thực tiễn tỉnh Cao Bằng (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)