Yêu cầu về xây dựng nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Cải cách dịch vụ công qua thực tiễn tỉnh Cao Bằng (Trang 86)

- Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

2007 62,1 100 Không có số liệu Không có số liệu

3.1.2. Yêu cầu về xây dựng nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa

của dịch vụ công. Những nội dung đặt ra trước yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa về mặt lý luận lẫn thực tiễn phải giải quyết được mối quan hệ giữa nhà nước và người dân dựa trên sự dung hòa lợi ích kinh tế và lợi ích về mặt xã hội. Cải thiện dịch vụ công gắn với phát triển kinh tế phải mang tính cụ thể và rõ ràng hơn trong việc phân biệt rõ thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước và khu vực ngoài nhà nước, thực hiện tốt vai trò quản lý và điều tiết của nhà nước và mở rộng chủ thể cung cấp dịch vụ công ra khu vực ngoài nhà nước.

3.1.2. Yêu cầu về xây dựng nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa chủ nghĩa

Cùng với mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa được đặt ra như một đòi hỏi tất yếu nhằm tăng hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan công quyền cũng như giải quyết tốt hơn các mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân. Mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đang xây dựng ở nước ta được hiểu rằng nguyên tắc tôn trọng pháp luật được đặt ở vị trí tối cao và chi phối các tất cả các mối quan hệ của cuộc sống. Ở đó nhà nước là một chủ thể bình đẳng với các tổ chức và người dân dựa trên nền tảng pháp luật. "Đó không còn là việc cai trị bằng luật nữa mà việc sử dụng quyền lực của chính quyền cũng phải tuân theo pháp luật" [28]. Nhưng để làm được tất cả những điều này trước hết phải hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và đưa chúng vào thực tiễn, khiến chúng trở thành công cụ đắc lực cho phát triển kinh tế, xã hội, mang đến sự công bằng cho người dân.

Ở bình diện như vậy, nhiệm vụ cải cách trong lĩnh vực dịch vụ công là hướng tới sự rõ ràng và hiệu quả của hệ thống pháp luật, chính sách chi phối

các hoạt động cung cấp dịch vụ công. Tạo ra môi trường pháp lý vừa rộng mở đủ cho các chủ thể tự chủ nhưng đồng thời cũng đặt ra những quy chuẩn khắt khe hơn cho việc nâng cao và kiểm soát chất lượng dịch vụ công. Quá trình đó bao gồm: cải thiện chất lượng và mức độ đáp ứng của những quy định hành chính của các cơ quan có thẩm quyền; đảm bảo cơ chế thực thi pháp luật bằng loại bỏ những quy định không còn phù hợp; tăng cường trách nhiệm giải trình của chủ thể cung cấp dịch vụ công đối với người dân; bảo đảm các quyền dân chủ, tự do và bình đẳng của công dân trong thụ hưởng dịch vụ công.

Một phần của tài liệu Cải cách dịch vụ công qua thực tiễn tỉnh Cao Bằng (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)