Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nƣớc trong quản lý và cung cấp dịch vụ công

Một phần của tài liệu Cải cách dịch vụ công qua thực tiễn tỉnh Cao Bằng (Trang 59)

trong quản lý và cung cấp dịch vụ công

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong quản lý và cung cấp dịch vụ công được thực hiện theo Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003. Ở cấp tỉnh khó có thể tạo nên sự thay đổi đột biến trong cải cách chức năng nhiệm vụ của các cơ quan bởi chúng đã được quy định từ trung ương. Vì vậy để đánh giá cải cách trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước chỉ có thể dựa trên cơ sở xem xét các cơ quan này đã có những thay đổi gì trong cải cách bộ máy, cải cách lề lối làm việc và có cơ chế chịu trách nhiệm ra sao.

Về cơ cấu, bộ máy hành chính vẫn cồng kềnh; chức năng, nhiệm vụ chồng chéo và hoạt động kém hiệu quả. Trong khi mục tiêu là rút gọn các đầu mối thì lại mở rộng thêm nhiều phòng, ban, trung tâm mà chức năng nhiệm vụ chẳng có gì thay đổi.

Bảng 2.3: Điều tra sơ bộ ý kiến công chức về hiệu quả của bộ máy hành chính tỉnh Cao Bằng trong việc cung cấp một số dịch vụ công

Đơn vị tính: %

Kém Yếu Trung bình Tốt Rất tốt

Diện tích và sự đáp ứng đầy đủ vườn và sân vận động

24 32 23 1

Phát triển giao thông nông thôn 15 38 32 3

Thu gom rác thải 11 27 43 11

Xử lý nước thải 28 28 14 3

Tổ chức chợ 7 18 37 4

Cung ứng điện 2 17 45 7 1

Đảm bảo vệ sinh môi trường 16 2 33 3

Nguồn: Sử dụng dữ liệu của Thaveeporn Vasavakul về phân cấp ở Cao Bằng (2009) trong Cải cách nền hành chính Việt Nam - thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Những năm qua, hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh được đánh giá gắt gao hơn với những đòi hỏi khá khắt khe từ Hội đồng nhân dân tỉnh. Cơ chế chịu trách nhiệm trước cấp trên cũng được thực hiện khá nghiêm túc. Việc phân công, phân cấp quản lý và cung cấp các dịch vụ công chủ yếu chỉ được chú trọng giao trách nhiệm từ trung ương tới địa phương chứ chưa phân cấp quản lý cho cấp huyện và xã nên việc đánh giá cũng có những điểm không rõ ràng. Phân cấp quy trình công việc thiếu đồng bộ, nhiều đơn vị vẫn trùng lắp một số dịch vụ, hoặc việc phân cấp quản lý lại không đi cùng với phân cấp về tài chính nên dẫn tới tình trạng thiếu đồng bộ. Mặt khác, chính quyền cấp dưới khi được phân cấp lại không đủ năng lực đảm trách nhiệm vụ được giao, nhất là đối với cấp xã. Việc phân cấp mạnh xuống cấp xã để quản lý về tài chính lẫn các vấn đề xã hội là mạo hiểm đối với trình độ cán bộ xã hiện nay của tỉnh Cao Bằng. Hầu hết chủ tịch, phó chủ tịch xã đều là người có trình độ học vấn thấp, chưa có chút kiến thức về kinh tế cũng như kỹ năng quản lý, điều hành dự án. Do vậy việc phân cấp này được cho là quá nguy hiểm là hoàn toàn có căn cứ. Nhìn từ phạm vi tỉnh Cao Bằng, việc phân cấp cho chính quyền xã làm chủ đầu tư các chương trình có vốn lớn thường kém hiệu quả: giải ngân không được, công trình không đúng hạng mục và tiêu chuẩn chất lượng. Như vậy, việc cải cách trong phân định chức năng quyền hạn và tăng cường cơ chế chịu trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý và cung cấp dịch vụ công ở tỉnh Cao Bằng chưa có thành tựu đáng kể. Tình trạng lộn xộn trong phân định thẩm quyền cũng như chưa rạch ròi chức năng nhiệm vụ ở cấp tỉnh với cấp huyện, xã hoặc giữa các cơ quan chuyên môn với nhau vẫn còn phổ biến. Vẫn còn hiện tượng một loại dịch vụ có nhiều đầu mối quản lý hoặc cung cấp dẫn đến việc cung cấp không đồng bộ, chậm trễ do phải qua nhiều khâu, nhiều nấc.

Một phần của tài liệu Cải cách dịch vụ công qua thực tiễn tỉnh Cao Bằng (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)