KINH NGHIỆM CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG 1 Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Cải cách dịch vụ công qua thực tiễn tỉnh Cao Bằng (Trang 44)

1.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

Công tác cải cách hành chính ở thành phố Đà Nẵng thực sự sôi động và phát triển rộng khắp ở vào thời điểm tháng 6 năm 2001 với việc áp dụng cơ chế "một cửa" ở tất cả các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố. Ngày 11 tháng 4 năm 2001, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 49/2001/QĐ-UB. Theo đó, kể từ ngày 01-7-2001, tất cả các cơ quan nhà nước thuộc thành phố Đà Nẵng sẽ triển khai thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa". Thực hiện cơ chế "một cửa" là nguyên tắc giải quyết các yêu cầu của công dân và tổ chức thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường bao gồm: tiếp nhận hồ sơ, trả lại kết quả chỉ thông qua một địa điểm duy nhất do Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thực hiện.

Trong thời gian từ 2001 đến 2010, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành khoảng 40 văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn, chỉ đạo thực thi công tác cải cách hành chính, trong đó có những văn bản nhằm hoàn thiên cơ chế "một cửa" như Quyết định số 186/2004/QĐ-UB ngày 22-11- 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố Quy định thống nhất việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo cơ chế "một cửa" tại 56 Ủy ban nhân dân xã, phường hoặc Quyết định số 06/2006/QQĐ-UBND ngày 06 tháng 02 năm 2006 quy định tống nhất thủ tục hành chính trên địa bàn 07 quận, huyện. Hiệu quả của việc thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" thể hiện ở tinh thần trách nhiệm và đổi mới phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ công chức khi giải quyết các nhu cầu của công dân và tổ chức. Cơ chế "một cửa" đã góp phần giải quyết hồ sơ theo hướng đơn giản hơn, rút ngắn thời gian giải quyết xuống từ 1/3 đến 1/2 thời gian so với trước, loại bỏ cơ chế "độc quyền" không cần thiết về biểu mẫu. Nhằm công khai minh bạch các thủ tục hành chính công, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 3240/QĐ-UBND ngày

ngày 29-4-2009 của Đà Nẵng về việc công bố bộ danh mục thủ tục hành chính tại thành phố Đà Nẵng; Quyết định số 5813/QĐ-UBND ngày 31-7-2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc công bố bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại quận, huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; hiện nay ở thành phố Đà Nẵng đã công khai và sử dụng thống nhất 83 biểu mẫu dùng ở cấp phường, xã; 78 biểu mẫu dùng ở cấp quận, huyện và 246 biểu mẫu dùng ở cấp sở, ban, ngành thành phố. Thái độ, cung cách phục vụ nhân dân trong việc giải quyết hồ sơ hành chính của đội ngũ cán bộ, công chức cũng đã chuyển biến rõ nét và tốt hơn trước. Đội ngũ cán bộ, công chức được rèn luyện về phẩm chất và năng lực, bước đầu đã đáp ứng yêu cầu của công cuộc và xây dựng phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập. Việc công khai hóa các thủ tục hành chính, thời gian giải quyết, các loại phí, lệ phí tại công sở đã góp phần minh bạch hóa thao tác công vụ của công chức và cũng đã tạo điều kiện cho người dân có thể theo dõi, giám sát công việc của cán bộ, công chức nhà nước góp phần xây dựng chính quyền vững mạnh. Đối với các dịch vụ xã hội công như giáo dục, y tế, vận tải… Thành phố Đà Nẵng cũng đã có những cải cách đáng kể. Cơ sở vật chất được đầu tư, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân. Trong lĩnh vực y tế, tổng số bệnh viện tăng từ 16 lên 21 bệnh viện và tăng đến 1329 cán bộ y tế trong thời gian từ 2002 đến 2007 ngành Giáo dục - đào tạo cũng được chú trọng phát triển, các trường học được xây dựng với chất lượng tốt hơn. Năm học 2006 - 2007 tổng số trường học là 168, chỉ sau một năm đã tăng lên 171 trường trong khi số lượng học sinh có xu hướng giảm dần từ 155.999 học sinh (năm 2006) xuống còn 152.792 học sinh. Đà Nẵng là một trong những thành phố sạch, đẹp và an toàn nhất cả nước. Diện tích vườn hoa, thảm cỏ ở khu vực nội thị ngày càng tăng, hàng ngàn cây xanh được trồng mới. Rác thải được thu gom, xử lý tốt. Nhiều phong trào như "Vì một thành phố xanh, sạch, đẹp", "Xây dựng nếp sống văn minh đô thị", "Phòng chống tệ nạn xã hội", các chương trình "Thành phố năm không", "Thành phố ba có",…

Một phần của tài liệu Cải cách dịch vụ công qua thực tiễn tỉnh Cao Bằng (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)