Kinh nghiệm của tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Cải cách dịch vụ công qua thực tiễn tỉnh Cao Bằng (Trang 47)

Năm 2009, một nghiên cứu về dịch vụ hành chính công được thực hiện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk bởi sự kết hợp giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk và Đại sứ quán Đan Mạch. Nghiên cứu đã đưa ra một góc nhìn có giá trị về hoạt động của mô hình một cửa tại tỉnh vùng Tây Nguyên này. Sự tiện lợi và đơn giản của mô hình một cửa đã giúp người dân tiết kiệm thời gian so với việc phải đi nhiều cửa như trước đây. Và một trong những lợi ích nó mang lại là giúp người nghèo và những người không giao tiếp được bằng tiếng Kinh có

thể tiếp cận các dịch vụ hành chính mà không cần phải trả tiền nhờ được hỗ trợ. Các dịch vụ cấp giấy tờ thông thường được người dân đánh giá cao và các cán bộ nghiên cứu nhận thấy điều này đã lấy được lòng tin vào chính quyền địa phương ở các vùng nông thôn, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số. Nhiều trường hợp được hỏi đã cho biết thái độ phục vụ có nhiều thay đổi. Trước đây họ không trả lời câu hỏi cũng không hướng dẫn cách thức kê khai và nhiều người dân tộc thiểu số đã bỏ về vì họ không được giải đáp. Nhưng bây giờ cán bộ đã tận tình hơn nhiều.Tuy việc thực hiện mô hình này vẫn còn phụ thuộc vào mức độ phức tạp của công việc cụ thể và và vẫn còn người sử dụng đến dịch vụ môi giới và phải trả thêm phí để hoàn tất thủ tục nhanh chóng song mô hình này đã có những tiến bộ rõ rệt. Mới chỉ được thực hiện lần đầu tiên vào năm 2006 nhưng đến năm 2009 đã có 80% người dân sử dụng dịch vụ hài lòng. Đây là kết quả điều tra của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk và Đại sứ quán Đan Mạch tại 14 huyện và 30 xã của tỉnh Đắk Lắk. Dựa vào kết quả điều tra của 1.825 phiếu kết hợp với phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với 300 người dân. 20% số người được phỏng vấn cho biết họ vẫn cần có sự hỗ trợ của người khác để có thể hoàn tất công việc giấy tờ và một trong số 10 người sử dụng dịch vụ đã phải nhờ đến môi giới. Một tỷ lệ nhỏ từ 5 đến 6% phải trả thêm tiền ngoài khoản phí theo quy định.

Bảng 1.1: Tỷ lệ hồ sơ giải quyết tại mô hình một cửa

Tỷ lệ hồ sơ được giải quyết đúng hạn

tại mô hình một cửa ở tỉnh Đắc Lắc) Tỷ lệ hồ sơ không đúng hẹn

Giấy tờ đất đai: Khoảng 49% Giấy tờ cấp phép: Khoảng 75% Xác minh hành chính: Khoảng 80% Chính sách xã hội: Khoảng 72% Công chứng: Khoảng 85%

Giấy tờ đất đai: Khoảng 65% Giấy tờ cấp phép: Khoảng 45% Xác minh hành chính: Khoảng 39% Chính sách xã hội: Khoảng 50% Công chứng: Khoảng 39%

Nguồn: Viet Insight "Điều tra về tính hiệu quả của mô hình một cửa cấp huyện và xã tại 14 huyện và 30 xã của tỉnh Đắk Lắk".

Chương 2 THỰC TRẠNG CẢI CÁCH DỊCH VỤ CÔNG Ở TỈNH CAO BẰNG 2.1. NHỮNG ĐẶC THÙ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH DỊCH VỤ CÔNG Ở TỈNH CAO BẰNG 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Tỉnh Cao Bằng là một tỉnh miền núi biên giới nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, có địa hình, thổ nhưỡng phức tạp, nằm cách xa các trung tâm kinh tế lớn và có biên giới (332km đường biên) giáp với Trung Quốc. Tỉnh Cao Bằng có tổng diện tích đất tự nhiên 6690,72 km2, chủ yếu là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất. Tuy diện tích tương đối lớn nhưng rừng núi chiếm tới 90%, vì vậy đất dành cho canh tác, sản xuất rất ít. Tỉnh Cao Bằng có 01 thị xã và 12 huyện phân bố ở 3 vùng với các đặc điểm thổ nhưỡng rõ rệt: Miền đông có nhiều núi đá, miền tây núi đất xen lẫn núi đá và miền tây nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm. Với địa hình như vậy, sự giao thương giữa các vùng hay ngay cả trong vùng với nhau là điều vô cùng khó khăn. Thêm nữa mạng lưới giao thông của tỉnh Cao Bằng chưa phát triển, dẫn đến những hạn chế khác kìm hãm phát triển kinh tế xã hội, việc áp dụng các giải pháp cải thiện điều kiện sống của người dân cũng gặp nhiều trở ngại.

Với khí hậu ôn hòa và thổ nhưỡng đặc trưng, tỉnh Cao Bằng được thiên thiên ban tặng khá nhiều sản vật. Trong đó có một số tài nguyên, khoáng sản quý (như vàng, các loại quặng), rừng và các loại cây quý có giá trị kinh tế và y học. Đất đai để canh tác tuy ít nhưng màu mỡ và có khả năng trồng được một số loại cây có giá trị kinh tế cao. Cao Bằng cũng là một tỉnh có tiềm năng về du lịch với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng và những lễ hội truyền thống đặc biệt. Với đặc điểm tự nhiên, xã hội như vậy, một nền văn

hóa đầy bản sắc được hình thành và lưu giữ. Phần lớn người dân sống dựa vào tự nhiên và bằng những phương thức sinh sống truyền thống, cơ chế thị trường chưa hình thành ở đây vì vậy tính cách của người dân Cao Bằng ít nhiều có một số khác biệt so với các địa phương khác. Đó là người dân có xu hướng bằng lòng với hiện tại và hòa đồng với thiên nhiên hơn là tham gia vào các vấn đề chính yếu thuộc về các hoạt động của nhà nước.

2.1.2. Đặc điểm văn hóa - xã hội

Cao Bằng có tổng số dân: 507.183 người (số liệu điều tra 01/10/2009), trong đó hơn 95% là người dân tộc thiểu số (chủ yếu là người Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô). Dù bị ảnh hưởng ít nhiều bởi sự phát triển của công nghệ hiện đại song nhìn chung các dân tộc tỉnh Cao Bằng vẫn giữ được nét văn hóa đặc trưng, lưu giữ những tập quán thói quen đã được lưu truyền lâu đời, tất nhiên, trong đó vẫn còn cả những tập tục lạc hậu như du canh hay không chịu thay đổi thói quen lạc hậu trong sản xuất, chữa bệnh bằng các phương pháp lạc hậu và phản khoa học…

Người Cao Bằng sống khá tách biệt do diện tích đất đai rộng, cộng với địa hình phức tạp, giao thông không thuận lợi nên việc tổ chức các hoạt động chung của cộng đồng cũng như phát triển văn hóa, giáo dục, y tế đều gặp khó khăn. Các điều kiện chăm sóc sức khỏe cho nhân dân còn hạn chế. Người dân chưa được tiếp cận và chưa đủ sức sử dụng các dịch vụ y tế đúng chuẩn chất lượng. Hệ thống bảo hiểm cho người nghèo đã và đang được thực hiện tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại ngăn cản người dân thụ hưởng dịch vụ này đúng quyền lợi. Lĩnh vực Giáo dục đào tạo những năm gần đây được quan tâm nhiều hơn. Đã có những thay đổi khả quan trong chất lượng dạy và học. Những năm gần đây, tỉnh Cao Bằng cũng đã nỗ lực phổ cập giáo dục tiểu học và đạt được kết quả khả quan song điều đáng lo ngại là nguy cơ tái mù ở cộng đồng là rất cao. Theo số liệu tính đến tháng 8/2008, tỷ lệ mù chữ trong nhóm tuổi từ 15 đến 26 ở tỉnh Cao Bằng cao nhất nước. Đặc biệt ở độ tuổi 36 trở lên

có tới 21,74% người mù chữ, chỉ đứng sau Lai Châu (31,17%) [13]. Ngược lại, công tác đào dường như không có thành tựu gì. Nguồn lực do các trường chuyên nghiệp, dạy nghề của tỉnh đào tạo không đủ đáp ứng yêu cầu thực hành cả về chất lượng và số lượng.

Nhiều khu vực khó khăn trong việc tiếp cận nguồn thông tin từ bên ngoài và không chủ động tham gia các hoạt động cộng đồng liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội hay chính trị. Không ít gia đình, thậm chí còn hoàn toàn mù thông tin, không vô tuyến, radio, báo chí - điều này có cả lí do chủ quan từ phía người dân). Người Cao Bằng thường sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ (tiếng dân tộc riêng) làm ngôn ngữ chính trong giao tiếp, vì vậy việc phải sử dụng tiếng Kinh để tham gia vào các hoạt động chung của cộng đồng thường dẫn đến tâm lý e ngại, phần lớn trong số họ không nhiệt tình (thậm chí trốn tránh) tham gia và càng khó khăn khi thể hiện chính kiến (Phụ lục 1).

Bảng 2.1: Mức độ cản trở của ngôn ngữ đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Các nhóm đối tƣợng TX C.bằng Trà Lĩnh Thạch An Nguyên Bình Tổng số

Nhóm triển khai thực hiện cơ chế người dân tham gia vào quá trình ra quyết định và nhóm

lãnh đạo xã

0/10 5/11 4/10 8/10 17/41

(41,46%)

Nguồn: [2].

Một phần của tài liệu Cải cách dịch vụ công qua thực tiễn tỉnh Cao Bằng (Trang 47)