- Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo
2007 62,1 100 Không có số liệu Không có số liệu
2.3.6. Tình trạng tham nhũng, nhũng nhiễu trong quản lý, cung cấp dịch vụ công
công chưa phù hợp
Mặc dù mức lương cơ bản được điều chỉnh khá thường xuyên nhưng vẫn còn rất thấp so với nhu cầu sống cơ bản. Một bộ phận công chức, viên chức nhà nước có một đời sống thiếu thốn về vật chất, không yên tâm thực hiện nhiệm vụ được giao. Một bộ phận khác phải tìm kiếm những công việc ngoài công việc trong bộ máy công quyền làm giảm hiệu quả phục vụ. Chỉ còn một số ít bộ phận (thường là người có chức quyền) có thể làm giàu từ vị trí của mình bằng cách tham nhũng, nhận hối lộ của doanh nghiệp và người dân hoặc lợi dụng các mối quan hệ từ vị trí đương nhiệm để thu lợi. Đó là thực trạng mà ai cũng có thể thấy rõ nhưng lại khó chứng minh và tránh được nhắc đến trong các báo cáo của nhà nước. Ngân sách hạn hẹp cũng làm chậm việc trả lương cho đội ngũ nhân viên khiến đời sống của họ không được bảo đảm. Ngoài ra không có chế độ ưu đãi nào dành cho người quản lý, cung cấp dịch vụ công. Chế độ nghỉ dưỡng hầu như không có. Việc đề bạt hoặc khen thưởng không tương xứng với năng lực và sự cống hiến của nhiều cá nhân cũng dẫn đến những tiêu cực trong phát triển đội ngũ này.
2.3.6. Tình trạng tham nhũng, nhũng nhiễu trong quản lý, cung cấp dịch vụ công cấp dịch vụ công
Tham nhũng đã và đang trở thành phổ biến ở mọi ngành, mọi cấp và trong tất cả các lĩnh vực ở nước ta làm giảm hiệu quả dịch vụ công. Theo tờ "Vietnam Investment Review" số 699 ngày 7/3/2005 thì tham nhũng ở Việt Nam được đánh giá: "Sự thiệt hại cho nguồn ngân sách chính phủ được ước lượng
30% của đầu tư hạ tầng". Thực tế sự mất mát còn lớn hơn nhiều so với con số chính thức được nêu và nó không chỉ nằm ở lĩnh vực đầu tư hạ tầng, mà cả thượng tầng và mọi ngóc ngách của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực cung ứng dịch vụ công. Tỉnh Cao Bằng cũng không ngoại lệ. Một tỉnh nghèo như vậy, mức độ tham nhũng sẽ thấp hơn chăng? Đó là câu hỏi chưa có câu trả lời bởi vì chưa có số liệu nào thống kê những vụ tham nhũng của nhân viên nhà nước. Tuy nhiên, tình trạng này xảy ra ở mọi khâu, mọi lĩnh vực của quá trình cung ứng dịch vụ công. Tham nhũng gắn với những lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến những hoạt động kinh tế, tài chính ở khu vực công như mua sắm công (đặt hàng các trang thiết bị công sở, trường học, bệnh viện), xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội sử dụng vốn ngân sách (hệ thống đường giao thông, cầu, hạ tầng viễn thông, điện, nước, trường học, bệnh viện)…. Tham nhũng là hệ quả tất yếu của hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tiếp của các cơ quan công quyền, chẳng hạn như cơ quan thuế, hải quan, an ninh, quy hoạch đất đai, thậm chí cả trong các hoạt động cung cấp dịch vụ giáo dục, y tế. Về cơ bản tham nhũng dưới hình thức này, chủ yếu tập trung ở việc "đưa và nhận hối lộ" giữa người cần sử dụng dịch vụ công và người được trao quyền cung cấp dịch vụ công hay nói cách khác thường là cách thức tham nhũng của những công chức của bộ máy công quyền thông qua việc "nhũng nhiễu" người dân khi họ phải tiếp cận tới các dịch vụ công nêu trên. Tham nhũng đang trở thành mối hiểm họa, cản trở các nỗ lực xây dựng bộ máy nhà nước, cải cách thủ tục hành chính và đưa sự hỗ trợ đến với người dân nghèo. Công cuộc phòng chống tham nhũng được triển khai rầm rộ từ chính phủ tới các cấp chính quyền địa phương. Các Ban phòng chống tham nhũng được thành lập tuy nhiên lại không mang lại hiệu quả.