Hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu Cải cách dịch vụ công qua thực tiễn tỉnh Cao Bằng (Trang 90)

- Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

2007 62,1 100 Không có số liệu Không có số liệu

3.3.1.1. Hoàn thiện pháp luật

Xây dựng hệ thống pháp luật vừa bảo đảm tiêu chí hiệu quả, hiệu lực, công bằng giữa nhà nước và người dân vừa tạo hành lang pháp lý phù hợp với

yêu cầu đổi mới nền kinh tế đất nước là một trong những mục tiêu hoàn thiện thể chế xây dựng nhà nước pháp quyền. Việc xây dựng Luật được coi là một bước quan trọng trong quá trình đổi mới đối với công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Đối với lĩnh vực cung ứng dịch vụ công việc xây dựng pháp luật cần đảm bảo những tiêu chí chủ yếu:

- Tạo môi trường pháp lý chuyên nghiệp, công bằng. Hoàn thiện các quy định về tổ chức bộ máy nhà nước. Để tổ chức cung ứng và quản lý tốt các dịch vụ công, các cơ quan công quyền phải được tổ chức theo hướng gọn nhẹ; chức năng nhiệm vụ của các cơ quan rõ ràng, đồng bộ tránh việc trùng lắp các chức năng giữa cơ quan này và cơ quan khác, tạo lí do đùn đẩy trách nhiệm.

+ Tổ chức lại, điều chỉnh chức năng nhiệm vụ hoặc mạnh dạn xóa bỏ các cơ quan không nắm trọng điểm, trọng tâm, giảm đầu mối. Điều này sẽ rút bớt sự cồng kềnh, rối rắm trong công tác chỉ đạo, điều hành. Tuy nhiên bộ máy được cải cách, sắp xếp cho mục tiêu hoạt động hiệu quả chứ không nhất thiết phải giảm bớt hoặc tăng thêm.

+ Phân cấp mạnh mẽ theo hướng phân cấp và trao thẩm quyền để địa phương chủ động giải quyết những vấn đề thuộc phạm vi của mình. Phân cấp quản lý nhà nước nhằm xây dựng hệ thống chính quyền ở địa phương vững mạnh, đủ năng lực và thẩm quyền để độc lập giải quyết những vấn đề của địa phương. Trong quá trình đó mỗi cấp đều phải chịu trách nhiệm với nhau và với nhân dân về kết quả thực hiện phân cấp của mình. Ngoài việc phân cấp quản lý nhà nước về mặt tổ chức, còn cần phân cấp quản lý tài chính. Địa phương sẽ chủ động hơn trong việc bố trí, điều chỉnh, luân chuyển các nguồn vốn để thực hiện những nhiệm vụ phù hợp; khắc phục tình trạng các cơ quan quản lý trung ương can thiệp vào quản lý tài chính của địa phương.

- Tách bạch hoạt động của các cơ quan hành pháp và tư pháp và hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm, trong đó quy định rõ chế tài xử lý vi phạm và thủ tục thi hành một cách gọn nhẹ. Hoàn thiện pháp luật về giải quyết

khiếu nại, tố cáo. Kiện toàn và tăng thẩm quyền cho Tòa hành chính theo quan điểm các quyết định hành chính luôn phải được xem xét dưới một cơ quan tư pháp độc lập như Tòa hành chính để tránh những sai sót gây bất lợi cho người dân. Xây dựng những quy phạm mở để người dân tiếp cận dễ hơn với loại Tòa án đặc biệt này.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng "Nhà nước phục vụ", tạo hành lang pháp lý thuận lợi để người dân tham gia vào tất cả các quá trình cung ứng dịch vụ công, nhất là quá trình xây dựng luật và giám sát thực hiện (ví dụ quy định về khiếu nại tố cáo, nên phát huy vai trò của tòa hành chính, tạo thành một môi trường pháp lý chuyên nghiệp cho người dân tham gia tố tụng, xem xét các quyết định hành chính và hành vi công chức nhà nước); hoàn chỉnh các quy định về bồi thường nhà nước trong lĩnh vực công, theo đó nhà nước phải bồi thường lợi ích chính đáng của người dân nếu lợi ích đó bị tước đoạt do lỗi của cán bộ, nhân viên nhà nước.

- Quy hoạch tổng thể phát triển các dịch vụ công, trong đó xác định từng bước đi cụ thể, nhiệm vụ của từng ngành cụ thể cho từng lĩnh vực, từng vùng. Việc xây dựng các văn bản pháp lý phải được rà soát nghiêm túc, tránh sự thiếu nhất quán hoặc chồng chéo giữa các lĩnh vực, các ngành. Sớm ban hành, công bố tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ công.

Một phần của tài liệu Cải cách dịch vụ công qua thực tiễn tỉnh Cao Bằng (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)