Hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ công chưa cao

Một phần của tài liệu Cải cách dịch vụ công qua thực tiễn tỉnh Cao Bằng (Trang 74)

- Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

2007 62,1 100 Không có số liệu Không có số liệu

2.3.1.2. Hiệu quả quản lý nhà nước về dịch vụ công chưa cao

Ở tầm vĩ mô, nhà nước từng bước đổi mới hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý đối với lĩnh vực dịch vụ công nói riêng và trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Tuy nhiên không chỉ riêng Cao Bằng mà đối với cả nước bộ máy hành chính nói chung không bắt kịp những tiến bộ mà những nền hành chính hiện đại đã đạt được. Dịch vụ công ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức đó là vấn đề chất lượng dịch vụ thấp, mức độ hài lòng của người dân thấp, vấn đề tham nhũng, thiếu minh bạch, công khai. Những tồn tại này một phân bắt nguồn từ một nền công vụ kém hiệu lực.

Phân cấp quản lý nhà nước hiện nay cũng nẩy sinh nhiều bất cập. Theo báo cáo phát triển Việt Nam năm 2010 do Ngân hàng thế giới thực hiện thì ở Việt Nam xảy ra hai tình trạng: Phân cấp nhưng không phân quyền và phân quyền nhưng không đủ năng lực thực thi. Báo cáo cho rằng phân cấp giao quyền ở Việt Nam "chỉ mới thực hiện được phân cấp, phân nhiệm vụ chứ không giao quyền. Ngược lại, nhiều cơ quan được giao quyền nhưng

không được giao nhiệm vụ dẫn đến lúng túng, không biết sử dụng quyền đó như thế nào, hết sức thụ động, luôn phải chờ hướng dẫn" [31]. Thật vậy, quy định về phân cấp không rõ ràng, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ dẫn đến nhiều khúc mắc trong khi thực hiện. Nhìn từ phạm vi tỉnh Cao Bằng, việc phân cấp cho chính quyền xã làm chủ đầu tư các chương trình có vốn lớn thường kém hiệu quả: giải ngân không được, công trình không đúng hạng mục và tiêu chuẩn chất lượng. Tình trạng quyền lực không tập trung và những hệ lụy của nó trở nên trầm trọng hơn khi các địa phương được phân quyền đi quá trách nhiệm của mình bằng cách chấp nhận sai luật. Việc không tách bạch quyền lực cá nhân và tập thể trở thành một văn hóa ăn sâu vào hoạt động công vụ. Điều này dẫn đến hai hệ quả, thứ nhất là việc đùn đẩy trách nhiệm quyết định hoặc khó khăn trong việc quyết định những vấn đề không thống nhất khi phải thảo luận tập thể, thứ hai là rất khó cho việc quy trách nhiệm cá nhân.

Một phần của tài liệu Cải cách dịch vụ công qua thực tiễn tỉnh Cao Bằng (Trang 74)