Năm 2010, theo Bảng xếp hạng về tham nhũng của Tổ chức Minh bạch quốc tế (Transparency International), Việt Nam xếp thứ 116 về tình trạng tham nhũng trên tổng số 178 nƣớc đƣợc khảo sát, với 2,7 điểm trên 10 điểm (điểm 10 là trong sạch nhất, không có tham nhũng; những nƣớc có điểm số dƣới 5 bị coi là có tình trạng tham nhũng; zero là tham nhũng cao), đứng thứ 3 châu Á (sau Indonesia và
Campuchia). Mặc dù Việt Nam cũng là một trong số 136 quốc gia trên thế giới đã phê chuẩn Công ƣớc chống tham nhũng của Liên hiệp quốc (Công ƣớc UNCAC). Hƣởng ứng Công ƣớc UNCAC, Việt Nam đã thông qua Luật về phòng chống tham nhũng (2005) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng chống tham nhũng (2007).
Tại Đại hội X, Ban Chấp hành Trung ƣơng đã ban hành Nghị quyết Trung ƣơng 3 (27/2/2009) “về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” [65]. Tuy nhiên, công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí cũng còn có một số hạn chế, yếu kém nhƣ:
- Việc chuyển biến từ nhận thức thành hành động trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí còn hạn chế;
- Việc tổ chức thực hiện các quy định của Đảng và Nhà nƣớc về công tác này chƣa đồng đều, chƣa sâu, nhiều nơi còn yếu;
- Tính tiên phong, gƣơng mẫu của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ có chức vụ, quyền hạn còn yếu kém;
- Công tác kiểm tra của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở nhiều nơi còn yếu, thiếu chủ động, chƣa thực hiện thƣờng xuyên, còn có hiện tƣợng né tránh trong xử lý; nhiều vụ án tham nhũng xử lý còn chậm, việc xử lý hành vi tham nhũng thiếu toàn diện và chƣa đồng bộ;
- Hoạt động của Ban chỉ đạo cấp tỉnh và bộ phận giúp việc Ban chỉ đạo cấp tỉnh ở nhiều địa phƣơng còn lúng túng. Sự chỉ đạo, điều hành của một số cấp uỷ, chính quyền và ngƣời đứng đầu chƣa tƣơng xứng trên cả hai mặt phòng ngừa và phát hiện, xử lý.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do:
- Cơ chế, chính sách trên nhiều lĩnh vực còn sơ hở, bất cập, thiếu đồng bộ, nhất là trong các lĩnh vực nhạy cảm, dễ có khả năng xảy ra tham nhũng; năng lực và sức chiến đấu của một số tổ chức đảng còn yếu kém;
- Vai trò, trách nhiệm của ngƣời đứng đầu một số cơ quan, tổ chức, đơn vị chƣa đƣợc phát huy ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của công tác phòng chống tham nhũng;
- Các hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp, đối tƣợng tham nhũng có tính đặc thù, vì vậy việc phát hiện và xử lý khó khăn, phức tạp;
- Nhiều cơ chế, chính sách về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí mới đƣợc ban hành, cần phải có thời gian mới phát huy tác dụng, hiệu quả.
Tháng 5/2009, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Nghị quyết phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia về Phòng, chống tham nhũng đến năm 2020. Chiến lƣợc quốc gia về Phòng, chống tham nhũng đƣợc thực hiện theo 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất (2009 - 2011), thực hiện đồng bộ các giải pháp nhƣ nâng cao năng lực phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng. Đẩy mạnh việc xử lý những vụ việc tham nhũng nổi cộm, gây bức xúc trong dân; Giai đoạn thứ hai (2011 - 2016), tiến hành mở rộng các biện pháp phòng ngừa nhƣ kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức. Tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng chống tham nhũng làm căn cứ cho việc sửa đổi, bổ sung Luật này phù hợp với tình hình và điều kiện mới; Giai đoạn thứ ba (2016 - 2020), tiếp tục làm tốt các giải pháp đề ra và đã thực hiện từ các giai đoạn trƣớc.
Cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong nhiều năm qua ở Việt Nam chƣa đƣợc nhƣ lòng dân mong đợi chủ yếu là vì các biện pháp còn thiếu đồng bộ, chƣa quyết liệt và triệt để, còn né tránh, nể nang thậm chí là có tâm lý thỏa hiệp ở một số bộ phận. Việc xử lý các quan chức thoái hóa, biến chất có nơi, có lúc chƣa nghiêm, có biểu hiện “nhẹ trên, nặng dƣới” hoặc muốn xử lý nội bộ, đặc biệt là những sai phạm của ngƣời đứng đầu. Chống tham nhũng chỉ xử lý các vụ việc đơn lẻ, không theo hệ thống. Kể từ 1/10/2010 đến nay, Việt Nam đã sửa đổi ban hành, bổ sung khoảng 20 điều luật, ban hành gần 300 nghị định, nghị quyết và trên 700 thông tƣ quy định, hƣớng dẫn với hơn 2.000 văn bản nhằm cụ thể hóa, hƣớng dẫn thực hiện các chính sách pháp luật về phòng, chống tham nhũng… Hội nghị chuyên đề triển khai công tác phòng, chống tham nhũng năm 2010 - 2011 tập trung vào 7 lĩnh vực,
gồm có đất đai (nhƣ tính giá đất, giao đất dự án); thuế; quản lý tài nguyên khoáng sản (trong cấp phép khai thác, sử dụng); xây dựng cơ bản.
Mỗi quốc gia có chiến lƣợc phòng, chống tham nhũng phù hợp với điều kiện, đặc điểm riêng. Việc tham khảo các giải pháp chống tham nhũng của Trung Quốc sẽ rất có ý nghĩa. Việt Nam cần nghiên cứu vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của mình để thiết lập một cơ chế phù hợp, bảo đảm cho họat động đấu tranh chống tham nhũng ngày càng có hiệu quả.