Nếu Việt Nam tiếp tục phát triển ngành năng lƣợng theo hƣớng hiện tại, thì khoảng 5-10 năm nữa Việt Nam sẽ chuyển từ một nƣớc xuất khẩu năng lƣợng sang nƣớc nhập khẩu năng lƣợng. Đòi hỏi cấp thiết trong thời gian tới là việc chuyển mô hình phát triển kinh tế theo chiều ngang sang mô hình phát triển theo chiều sâu, đặc biệt là sử dụng năng lƣợng sạch. Tiềm năng của năng lƣợng mới và tái tạo ở Việt Nam là rất lớn, đặc biệt là năng lƣợng gió, năng lƣợng mặt trời, thuỷ điện… vì vậy việc đa dạng hoá các nguồn năng lƣợng ở Việt Nam là cần thiết và có điều kiện để thực hiện.
Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 - 2020 của Việt Nam đã nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển “công nghệ xanh” và “nền kinh tế xanh”: “Chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trƣờng. Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững, từng bƣớc phát triển năng lƣợng sạch, sản xuất sạch…” (Ban Chấp hành Trung ƣơng ĐCS Việt Nam, 2010a). Tại Hội nghị Bộ trƣởng Năng lƣợng các nƣớc Đông Nam Á lần thứ 28 (AMEM 28) đƣợc tổ chức tại Việt Nam ngày 22/7/2010, Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh sự hợp tác hơn nữa trong ASEAN để thúc đẩy các dự án điện, dầu khí, hiệu quả năng lƣợng, năng lƣợng tái tạo, cơ chế phát triển sạch. Những mục tiêu cụ thể đƣợc đặt ra là phấn đấu tăng tỷ lệ năng lƣợng mới và tái tạo từ 3% trong tổng số năng lƣợng thƣơng mại năm 2010
lên tới 5% vào năm 2020, và 11% vào năm 2050. Năm 2006, Chính phủ đã đề ra Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về sử dụng tiết kiệm năng lƣợng. Chƣơng trình này đã đƣợc hoàn thiện và phát triển lên thành Luật sử dụng tiết kiệm năng lƣợng, đƣợc Quốc hội thông qua ngày 17/6/2010. Luật này là một bƣớc ngoặt lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình phát triển năng lƣợng sạch ở Việt Nam. Luật phân biệt rõ 2 nhóm đối tƣợng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật. Một nhóm sử dụng nhiều năng lƣợng, đƣợc gọi là đối tƣợng sử dụng năng lƣợng trọng điểm, gồm các cơ sở sản xuất công nghiệp, các công trình xây dựng dân dụng, các cơ sở vận tải phải chịu sự điều chỉnh bắt buộc gắn với các quy định cụ thể, chế tài thƣởng, phạt rõ ràng. Nhóm này bắt buộc phải tổ chức Kiểm toán năng lƣợng, hàng năm phải xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể để thực hiện và triển khai công tác tiết kiệm năng lƣợng… Còn nhóm sử dụng ít năng lƣợng là cộng đồng dân cƣ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì chỉ khuyến khích thực hiện Luật chứ không bắt buộc. Bên cạnh đó, Luật cũng đƣa ra đƣợc một số biện pháp quản lý nhằm sử dụng tiết kiệm năng lƣợng và hiệu quả đối với các thiết bị, phƣơng tiện nhƣ: xây dựng và công bố tiêu chuẩn hiệu suất năng lƣợng, mức hiệu suất năng lƣợng tối thiểu của phƣơng tiện và thiết bị sử dụng năng lƣợng; dán nhãn năng lƣợng đối với phƣơng tiện, thiết bị sử dụng năng lƣợng; không sản xuất và nhập khẩu các phƣơng tiện và thiết bị có mức năng lƣợng dƣới mức hiệu suất năng lƣợng tối thiểu. Tuy nhiên, Luật còn rất chung và chƣa cụ thể.