Sự gia tăng vai trò của Trung Quốc đối với thế giới và khu vực

Một phần của tài liệu Những vấn đề nảy sinh trong quá trình tăng trưởng cao ở Trung Quốc (Trang 49)

Thực tế đã chứng minh, tăng trƣởng nhanh liên tục trong nhiều năm đã làm tăng vai trò của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới. Năm 1990, GDP của Trung Quốc mới đứng thứ 12 thế giới. Đến năm 1997, tổng sản lƣợng kinh tế của Trung Quốc đã đạt hơn 900 tỷ USD, đứng thứ 7 thế giới sau Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Anh, Italia. Từ năm 2005 đến nay, GDP của Trung Quốc liên tục đứng thứ 4 thế giới. Năm 2008 vƣơn lên đứng thứ 3 thế giới [15]. Và năm 2010 cho đến nay, GDP của Trung Quốc đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Mỹ.

Sau 6 năm (2001 – 2007), Trung Quốc đã nâng thứ hạng của mình từ nƣớc có tổng thƣơng mại lớn thứ 6 thế giới vƣơn lên đứng thứ 3. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 510 tỷ USD năm 2001 lên 1154,7 tỷ USD năm 2004. Năm 1999, Trung Quốc gia nhập câu lạc bộ các nƣớc có GDP vƣợt 1000 tỷ USD. Năm 2004, Trung Quốc lại gia nhập câu lạc bộ các nƣớc có tổng kim ngạch thƣơng mại trên 1000 tỷ USD. Và đến cuối năm 2007, Trung Quốc có tổng kim ngạch thƣơng mại 2000 tỷ USD. Hiện nay giá trị thƣơng mại của Trung Quốc là khoảng 3,6 nghìn tỷ USD, chiếm 9,5% tổng thƣơng mại thế giới. Dự kiến nƣớc này sẽ vƣợt Mỹ về tổng kim ngạch thƣơng mại vào năm 2015.

Hiện tại, Trung Quốc đóng góp khoảng 15% vào tăng trƣởng kinh tế thế giới. Thông qua gia tăng nhanh về mậu dịch quốc tế, Trung Quốc đã tạo điều kiện cho sự phục hồi kinh tế của nhiều nƣớc và khu vực. Trong những năm 2004 – 2005, lƣợng nhập khẩu của Trung Quốc bằng 1/5 tổng nhập khẩu của Châu Á và bằng 1/9 tổng nhập khẩu của thế giới [19]. Bất chấp khủng hoảng tài chính, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc năm 2009 vẫn tăng đều, giúp nƣớc này trở thành nƣớc xuất khẩu lớn nhất và nhập khẩu nhiều thứ hai thế giới (theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố ngày 10/1/2010). Năm 2010, giao thƣơng hàng hóa của Trung Quốc tăng vọt lên đến gần 3.000 tỷ USD so với chỉ 509,6 tỷ USD năm 2001. Khối lƣợng nhập khẩu lớn của Trung Quốc là động lực cho sự phục hồi và phát triển của nhiều nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Trong đó, xuất khẩu tăng gấp gần 5 lần và nhập khẩu tăng gấp 4,7 lần.

Thƣơng mại của Trung Quốc với các trung tâm kinh tế lớn của thế giới nhƣ Mỹ, EU, Nhật Bản đều tăng nhanh, khiến các trung tâm này càng phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc. Trong đó, thƣơng mại Trung - Mỹ tăng từ 120,1 tỷ USD năm 2001 lên 338,7 tỷ USD năm 2006 (số liệu của Mỹ). Thực tế, thâm hụt thƣơng mại của Mỹ với Trung Quốc đã tăng từ mức 84,1 tỷ USD năm 2001 lên 235,4 tỷ USD năm 2006, và 273 tỷ USD năm 2010. Thâm hụt thƣơng mại của Mỹ - Trung Quốc năm 2011 lập kỷ lục 295,5 tỷ USD, nhập khẩu lên cao kỷ lục. Mỹ chƣa từng phải chịu thâm hụt với nƣớc nào lớn nhƣ vậy. Con số thâm hụt thƣơng mại này đã khiến nhiều thành viên thuộc Quốc hội Mỹ chỉ trích Trung Quốc thao túng tiền tệ để giành lợi thế thƣơng mại. Điều này làm Mỹ mất theo ƣớc tính khoảng 1,8 triệu việc làm. Từ năm 2001, trung bình mỗi năm Mỹ mất khoảng 353.000 việc làm do thâm hụt thƣơng mại với Trung Quốc. Gần 3/4 số việc làm bị mất là ở trong ngành công nghiệp chế tạo. Chênh lệch khoảng cách kinh tế giữa Mỹ và kinh tế Trung Quốc ngày càng bị thu hẹp khiến ngƣời Mỹ ngày càng tỏ ra lo lắng về vai trò của mình sẽ bị Trung Quốc thay thế trong tƣơng lai. Năm 1979, kinh tế Mỹ lớn gấp 31,5 lần so với Trung Quốc. Năm 2002, với 9,22 ngàn tỷ USD, Mỹ chỉ lớn gấp 7,6 lần Trung Quốc [19], thì đến năm 2010, GDP thực của Mỹ chỉ gấp 1,96 lần GDP của Trung Quốc [71].

Sự phát triển nhanh về kinh tế dẫn đến tăng tiềm lực về quân sự, chính trị và ảnh hƣởng của Trung Quốc trên thế giới. Năm 2007, chi tiêu cho quốc phòng của Trung Quốc đạt 139 tỷ USD, đứng thứ 3 thế giới (so với 23 tỷ USD của Ấn Độ, 40 tỷ USD của Nhật Bản và khoảng 50 tỷ USD của Nga), cao hơn nhiều so với con số công bố là 45 tỷ USD [60]. Năm 2011, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm là 119,8 tỷ USD và sẽ tăng lên 238,2 tỷ USD trong năm 2015, tƣơng đƣơng tỷ lệ tăng thƣờng niên là 18,75% trong giai đoạn này, và gấp gần 4 lần ngân sách quốc phòng của Nhật Bản [73].

Viện Quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc cho rằng sức mạnh tổng hợp quốc gia là sự tổng hợp thực lực của đất nƣớc, sức mạnh này đƣợc hình thành trên 7 lĩnh vực: kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật, tài nguyên thiên nhiên, chính trị, xã

hội, ảnh hƣởng quốc tế. Trung Quốc hiện đứng thứ 7 thế giới về sức mạnh tổng hợp này. Sự gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia khiến Trung Quốc đƣợc coi trọng hơn trong giải quyết các vấn đề quốc tế. Trung Quốc là một nƣớc có vai trò lớn trong đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Ảnh hƣởng của Trung Quốc ngày càng lớn ở Châu Phi khi viện trợ của Trung Quốc cho châu lục này tăng lên. Trong bối cảnh NATO đang mở rộng nhanh chóng về phía Đông thì liên minh Nga – Trung có ý nghĩa lớn cho việc tạo dựng một thế giới đa cực. Tháng 3/2007, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăm Nga nhằm tăng cƣờng quan hệ hợp tác với Nga, ký “tuyên bố chung 30 điểm” chống lại sức ép của Mỹ và phƣơng Tây. Cùng năm, 2 bên đã cam kết thực hiện quy hoạch hợp tác song phƣơng 10 năm thứ 2 về “Quan hệ hợp tác chiến lƣợc Nga Trung” đến năm 2018 [53]. Khủng hoảng tài chính Châu Âu năm 2008 và sự sụp đổ của Hy Lạp năm 2011 tạo cơ hội cho sự hiện diện của Trung Quốc ở khu vực này ngày càng sâu rộng, khi Trung Quốc quyết định ra mặt hỗ trợ Châu Âu trong việc giải quyết khủng hoảng.

Ngày nay, cái gọi là thực lực mềm của Trung Quốc đã đƣợc biết đến khắp thế giới. Thực lực mềm ở đây đƣợc hiểu là sự gia tăng ảnh hƣởng của Trung Quốc thông qua truyền bá ngôn ngữ, các giá trị văn hoá, chính trị, nghệ thuật, giá trị quan, sức cảm hoá và hấp dẫn của chế độ xã hội của Trung Quốc ở nƣớc ngoài.

Từ lâu Trung Quốc chủ trƣơng thực hiện chính sách biên giới mềm, điều này có nghia là hàng hoá Trung Quốc đi đến đâu thì biên giới Trung Quốc đi đến đó. Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách nhƣ hỗ trợ tín dụng, giảm thuế, miễn thuế, mở nhiều hội chợ thƣơng mại vùng biên, đẩy mạnh xuất khẩu tiểu ngạch... gắn liền với phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng vùng biên để gia tăng đƣa hàng Trung Quốc ra nƣớc ngoài thông qua các khu vực biên giới. Trên thế giới, hàng hoá giá rẻ của Trung Quốc có mặt khắp nơi. Ở các nƣớc Đông Nam Á điều này càng dễ nhận thấy hơn. Còn ở các khu vực biên giới giáp Trung Quốc, các thƣơng gia Trung Quốc thƣờng sang mở các sạp hàng ở các chợ vùng biên, các khu vực cửa khẩu thuộc Việt Nam, Lào, Myanma... để bán buôn hàng hoá. Từ đây, hàng Trung Quốc đƣợc vận chuyển hợp pháp và bất hợp pháp vào tiêu thụ sâu ở các vùng trong nội

địa của mỗi nƣớc. Thâm hụt thƣơng mại của các nƣớc láng giềng với Trung Quốc do đó cũng ngày càng lớn hơn. Việc gia tăng các hoạt động thƣơng mại vùng biên đồng thời với việc ngƣời Trung Quốc đi du lịch nƣớc ngoài bằng đƣờng bộ ngày càng nhiều đã tạo điều kiện cho đồng NDT lƣu hành ngày càng nhiều, hiện theo ƣớc tính đã lên đến hàng tỷ NDT ở các nƣớc láng giềng.

Bên cạnh đó, những năm trở lại đây, Trung Quốc còn tăng cƣờng hỗ trợ, viện trợ cho nhiều nƣớc trên thế giới. Trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, Trung Quốc cũng chi nhiều triệu USD hỗ trợ nhằm ổn định kinh tế khu vực. Thời gian qua, Trung Quốc cùng Nhật và Hàn Quốc với các nƣớc ASEAN lập ra quỹ 80 tỷ USD, trong đó chủ yếu do 3 nƣớc Bắc Á đóng góp, để ổn định tiền tệ trong khu vực [19].Việc xây dựng các tuyến hành lang kinh tế nối Trung Quốc với Việt Nam, Myanma, Lào và Campuchia một mặt thúc đẩy thƣơng mại, đầu tƣ lẫn nhau giữa Trung Quốc với các nƣớc ASEAN, đặc biệt là các nƣớc ASEAN lục địa. Mặt khác, điều này cũng làm tăng ảnh hƣởng của Trung Quốc ở khu vực này. Theo thống kê, tổng số vốn đầu tƣ của Trung Quốc tại ASEAN năm 2010 đạt khoảng 3,5 tỷ USD, tăng hơn 13 lần so với năm 2003 [76]. Đầu tƣ của Trung Quốc tại ASEAN gần đây đã chuyển dần từ các lĩnh vực truyền thống nhƣ khai khoáng và xây dựng sang chế tạo máy, năng lƣợng và thƣơng mại dịch vụ.

Ở Việt Nam, tính đến đầu 12/2009, Trung Quốc đã đầu tƣ vào Việt Nam với 657 dự án với tổng số vốn đăng ký khoảng 2,6 tỷ USD. Nhƣ vậy, trong 10 năm, số dự án của Trung Quốc tại Việt Nam đã tăng gấp hơn 8 lần, số vốn đăng ký tăng 22 lần so với 9 năm đầu sau khi bình thƣờng hóa quan hệ hai nƣớc, đƣa Trung Quốc lên vị trí 11 trong số 43 nƣớc và vùng lãnh thổ đang đầu tƣ trực tiếp tại Việt Nam hiện nay. Đầu tƣ của Trung Quốc tại Việt Nam trong 10 năm qua đã có sự chuyển hƣớng từ lĩnh vực khách sạn, nhà hàng và hàng tiêu dùng là chủ yếu sang công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong 17 ngành Trung Quốc có đầu tƣ ở Việt Nam hiện nay, công nghiệp chế biến, chế tạo đứng đầu, tập trung 501/657 dự án, chiếm 76%, tiếp sau đó đến xây dựng chiếm 5,3%, nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 3,8% [57].

Một phần của tài liệu Những vấn đề nảy sinh trong quá trình tăng trưởng cao ở Trung Quốc (Trang 49)