a) Tăng trƣởng GDP và GDP bình quân đầu ngƣời
Trung Quốc thuộc thế hệ thứ năm các nƣớc đi vào hiện đại hoá muộn. Nếu “bốn con rồng nhỏ” Châu Á trong vòng 30 năm, kể từ sau Chiến tranh Thế giới II đã trải qua một chặng đƣờng tăng trƣởng nhanh, phá kỷ lục của các nƣớc bƣớc vào công nghiệp hoá muộn sau cách mạng công nghiệp. Xét về nhịp độ tăng trƣởng cao và tăng liên tục các nƣớc này đƣợc mệnh danh là “kỳ tích Đông Á”, thì đến lƣợt mình, Trung Quốc đã phá đƣợc kỷ lục này. Trong những năm 80 và 90 thế kỷ XX, xét về nhịp độ tăng trƣởng thì Trung Quốc ban đầu đứng thứ hai và sau đó đã đứng đầu trong số 174 nƣớc và vùng lãnh thổ.
Từ khi mở cửa hội nhập, Trung Quốc đã đƣợc thế giới biết đến nhƣ một quốc gia đang phát triển có tốc độ phát triển vào loại nhanh nhất thế giới. Những năm đầu thế kỷ 21, việc gia nhập WTO tiếp tục mở ra một thời kỳ mới trong phát triển kinh tế của Trung Quốc. Quốc gia này ngày càng hội nhập sâu hơn, rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu và bắt đầu một chu kỳ phát triển nóng, mãi cho đến một, hai năm trở lại đây, chu kỳ này mới bắt đầu có dấu hiệu chậm lại.
Sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc là sự kiện mang tính lịch sử quan trọng nhất ảnh hƣởng đến thế giới đƣơng đại. Kể từ khi tiến hành cải cách mở cửa năm 1978 đến nay, gần 35 năm liên tục kinh tế Trung Quốc duy trì tốc độ tăng trƣởng cao, tăng trƣởng bình quân hàng năm gần 9%. Đây có thể đƣợc xem là một kỳ tích có một không hai trên thế giới. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, từ năm 2001 đến nay, kinh tế Trung Quốc hầu nhƣ ở trong chu kỳ tăng trƣởng đều đặn, ổn định, mức tăng của năm sau thƣờng cao hơn năm trƣớc, đƣợc xem là thời kỳ tăng trƣởng nóng của quốc gia này.
Bảng 2.1. Tốc độ tăng GDP của Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2011
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tăng GDP (%)
8,4 8,3 10 10,1 10,4 11,6 13 9,6 9,1 10,5 9,2
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Số liệu trên cho thấy, trong nhiều năm liên tiếp (2003 - 2007), tăng trƣởng của Trung Quốc luôn đạt mức hai con số, đỉnh cao là 13% vào năm 2007. Năm 2008, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu làm cho GDP Trung Quốc giảm đôi chút, xong vẫn đạt mức tăng trƣởng cao và nhanh chóng bứt phá giành lại tốc độ hai con số vào năm 2010 trong khi kinh tế thế giới phục hồi từng bƣớc khá chậm. Tăng trƣởng GDP năm 2011 cũng nhƣ tăng trƣởng dự đoán của năm 2012 luôn đƣa Trung Quốc vào số những quốc gia có tỷ lệ tăng trƣởng cao nhất thế giới.
Trong 5 năm (2001 - 2006), mức tăng GDP của Trung Quốc luôn cao hơn hai lần mức tăng bình quân của thế giới, gấp khoảng 3 lần mức tăng của các nƣớc đang phát triển. Liên tục duy trì mức tăng trƣởng cao đã làm tiềm lực kinh tế của Trung Quốc lớn mạnh vƣợt trội. Tổng GDP của Trung Quốc tăng từ 1.160 tỷ USD năm 2001 lên 2.263,8 tỷ USD năm 2005, và 4.300 tỷ USD năm 2008. Với các mức này, từ năm 2005 tiềm lực kinh tế của Trung Quốc đã vƣợt Anh, năm 2008 vƣợt
Đức, vƣơn lên đứng thứ 3 thế giới, chỉ sau Mỹ, Nhật [21]. Năm 2010, GDP đạt giá trị gần 6.000 tỷ USD, Trung Quốc chính thức vƣợt qua Nhật Bản và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ. Tính riêng năm 2011, GDP của Trung Quốc là 7.300 tỷ USD [58]. Điều này có nghĩa là, kinh tế Trung Quốc có thể tạo lƣợng sản phẩm hàng hóa tƣơng đƣơng một nửa của cả nƣớc Hy Lạp chỉ trong 6 tuần, khi tổng giá trị nền kinh tế Hy Lạp hiện ở mức từ 300 tỷ USD đến 350 tỷ USD [37]. Một số dự báo cho rằng Trung Quốc sẽ vƣợt Mỹ để trở thành cƣờng quốc kinh tế số một thế giới vào năm 2030.
Tổng sản lƣợng tăng nhanh trong khi mức tăng dân số đƣợc kiểm soát đã làm mức sống của tầng lớp dân cƣ đƣợc cải thiện đáng kể. GDP bình quân đầu ngƣời của Trung Quốc tăng nhanh qua các năm, từ 840 USD năm 2000 lên khoảng 2.500 USD năm 2007 [19]. Năm 2010 đạt khoảng 4.400 USD, đến 2011 đã đạt mức 5.400 USD[74].
Hình 2.1. Các nền kinh tế lớn nhất thế giới tính đến năm 2010
Nguồn: IMF (2010) Về cơ cấu các ngành kinh tế, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ
Trung Quốc chiếm vị trí hàng đầu thế giới trong việc sản xuất sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp, tính theo những tiêu chí tuyệt đối. Trung Quốc trở thành
“công xƣởng của thế giới” về tái sản xuất các hàng hoá thông dụng theo tiêu chuẩn Châu Âu, phân xƣởng lắp ráp của thế giới. Cách đây không lâu Trung Quốc còn là một trong những nƣớc lạc hậu nhất thế giới nhƣng hiện nay đã đứng trong hàng ngũ các nƣớc hàng đầu về sản xuất thép, than đá, xi măng, máy thu hình, máy tính cá nhân, điện thoại di động, đồng hồ, xe đạp và đang tiến dần tới chỉ số tuyệt đối về sản xuất và lắp ráp ô tô. Theo số liệu của WTO, sản phẩm mang nhãn hiệu “Made in China” chiếm 1/7 hàng hoá trên thị trƣờng thế giới và đóng góp trên 15% tăng trƣởng GDP của thế giới.
, Chery, BYD… Trung Quốc đã vƣợt Mỹ để trở thành quốc gia sản xuất và tiêu thụ ô tô nhiều nhất thế giới lần đầu tiên vào năm 2009. Năm 2010, cả hai số liệu này đều vƣợt quá 18 triệu chiếc và lập kỷ lục thế giới về số lƣợng. Trong khi năm 2001, sản lƣợng ô tô của họ chỉ là 2,47 triệu chiếc, thì đến năm 2010, con số này đã là 18,3 triệu chiếc [44].
Bảng 2.2. Số lƣợng ô tô tiêu thụ ở Trung Quốc giai đoạn 2002 – 2010 Năm 2002 2003 2004 2006 2007 2008 2009 2010 Số lƣợng (triệu xe) 3,25 4,44 5,2 7,22 10 9,38 12,3 18,3 Xếp hạng tiêu thụ ô tô trên thế giới 5 4 - 2 2 2 1 1
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Ngành công nghiệp thép của Trung Quốc cũng có bƣớc phát triển vƣợt bậc. Năm 1949 tổng sản lƣợng thép của Trung Quốc mới chỉ đạt 7,6 triệu tấn, nhƣng đến nay đã lớn hơn tổng sản lƣợng của hai cƣờng quốc đứng đầu thế giới là Mỹ và Nhật cộng lại. Năm 2010, Trung Quốc là nƣớc có sản lƣợng thép thô lớn nhất thế giới với 627 triệu tấn, theo sau là Nhật Bản với sản lƣợng 110 triệu tấn, còn Mỹ giữ vị trí thứ 3 với gần 80 triệu tấn [44].
Về than, cho đến năm 1984, Mỹ là nƣớc dẫn đầu ngành công nghiệp sản xuất than thế giới. Nhƣng từ năm 1989, với sản lƣợng 1,05 tỷ tấn, Trung Quốc đã trở thành nhà sản xuất than lớn nhất thế giới. Năm 2010, sản lƣợng than của Mỹ đạt dƣới 1 tỷ tấn. Trong khi đó, sản lƣợng của Trung Quốc lớn hơn gấp 3 lần con số đó với 3,24 tỷ tấn [44] nhờ những phát triển vƣợt bậc về cơ sở hạ tầng năng lƣợng của quốc gia này trong suốt thập kỷ qua.
Về nông nghi
2, nhƣng Trung Quốc đem lại tới 20% sản lƣợng ngũ cốc toàn thế giới, đứng đầu thế giới về sản xuất bông, tơ tằm nguyên liệu, các cây cho dầu, thịt, sữa, trứng. Chất lƣợng cuộc sống và tình trạng sức khoẻ của ngƣời dân đƣợc cải thiện. Trung Quốc gia nhập hàng ngũ các quốc gia có tuổi thọ cao trên thế giới. Ngày 2/12/2011, Cục Thống kê nhà nƣớc cho biết, tổng sản lƣợng lƣơng thực cả nƣớc năm 2011 lên tới 571,21 triệu tấn, tăng 24,73 triệu tấn so với năm 2010, tăng 4,5%, lập kỷ lục lịch sử mới [44].
Năm 2008, Trung Quốc trở thành nƣớc có sản lƣợng bông lớn nhất thế giới, gần gấp đôi Mỹ. Cụ thể, Trung Quốc đạt sản lƣợng gần 8,1 triệu tấn, còn Mỹ đạt 4,2 triệu tấn. Quốc gia này cũng trở thành nƣớc sản xuất nhiều thuốc lá nhất thế giới. Cho đến năm 1976, Mỹ vẫn là nƣớc sản xuất nhiều thuốc lá nhất trên thế giới. Nhƣng hiện nay, Mỹ chỉ chiếm 6% tổng sản lƣợng thuốc lá của thế giới. Theo số liệu gần đây của Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Mỹ xuống vị trí thứ 4 với sản lƣợng thuốc lá trên 326.000 tấn trong năm 2010. Trong khi đó, Trung Quốc dẫn đầu với sản lƣợng 3 triệu tấn trong vụ mùa năm 2010. Giữ vị trí thứ 3 và thứ 4 lần lƣợt là Brazil và Ấn Độ [44].
Về dịch vụ, thực hiện các cam kết gia nhập WTO, đến cuối năm 2006, 9 lĩnh vực dịch vụ lớn của Trung Quốc là thƣơng nghiệp, xây dựng, viễn thông, bán lẻ, giáo dục, môi trƣờng, tiền tệ, du lịch và vận tải với khoảng trên 90 ngành nghề phải đƣợc mở cửa rộng rãi cho vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Đóng góp của ngành dịch vụ trong GDP ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2010, đóng góp của khu vực này là 39.5% [44], trong đó, dịch vụ thuê ngoài của Trung Quốc đƣợc cả thế giới biết đến.
Hiện có khoảng 1800 công ty làm dịch vụ thuê ngoài tại Trung Quốc và lƣợng nhân lực làm trong ngành này khoảng 350.000 ngƣời. Tổng giá trị ngành dịch vụ thuê ngoài tạo ra trong năm 2007 là 2,09 tỷ USD, tăng 118% so với năm 2005. Trong 8 tháng đầu năm 2011, giá trị ngành dịch vụ thuê ngoài tại Trung Quốc là 1,9 tỷ USD tăng trƣởng 17% so với năm 2010 [39]. Công nghệ thông tin là dịch vụ đƣợc thuê ngoài nhiều nhất hiện nay và Trung Quốc là một trong hai quốc gia thực hiện thuê ngoài dịch vụ công nghệ thông tin hàng đầu của thế giới.
Bên cạnh đó, công nghệ thông tin Trung Quốc đang đứng đầu thế giới về số thuê bao di động. Theo Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc (MIIT), tính đến cuối tháng 11/2011, tổng số thuê bao các dịch vụ viễn thông di động của nƣớc này đã đạt khoảng 975 triệu, chiếm 71,1% dân số nƣớc này [75]. Ngoài ra, tính đến cuối 2007, số thuê bao Internet đã vƣợt qua 213 triệu, Trung Quốc chính thức qua mặt Mỹ để trở thành thị trƣờng Internet số một toàn cầu, xét về số lƣợng ngƣời dùng [77].
Trong công nghiệp vũ trụ, Trung Quốc cũng đạt đƣợc nhiều thành tựu đột phá: ba lần đƣa ngƣời lên vũ trụ (10/2003, 12/2005 và 9/2008 bằng tàu Thân Châu 5, Thần Châu 6, Thần Châu 7) đã đánh dấu sự phát triển vƣợt bậc của ngành Hàng không vũ trụ Trung Quốc. Trung Quốc trở thành nƣớc thứ 3 sau Liên Xô cũ và Mỹ sở hữu công nghệ quan trọng trong hoạt động du hành vũ trụ [53]. Tháng 11/2011, Trung Quốc hoàn thành hoạt động lắp ghép mô-đun Tiangong-1 với tàu vũ trụ Thần Châu-8. Ngoài ra, Trung Quốc còn phóng thành công hai tàu thăm dò Mặt Trăng là tàu Hằng Nga 2 trong năm 2010. Quốc gia này cũng bắt đầu lên kế hoạch đƣa các nhà du hành vũ trụ lên Mặt trăng trong 5 năm tới. Chính phủ Trung Quốc xác định 5 năm tới sẽ là cơ hội mới cho ngành công nghiệp vũ trụ của đất nƣớc và xác định mục tiêu chủ yếu trong 5 năm tới của nó là: giao thông vũ trụ, vệ tinh Trái Đất, đạo hàng không gian con ngƣời và thăm dò sâu trong vũ trụ. Thành công này chẳng những đem lại cho Trung Quốc nhiều lợi ích về kinh tế, quân sự, làm cho nhiều cƣờng quốc quân sự khác phải kiêng nể mà còn mở ra khả năng lớn cho Trung Quốc chiếm lĩnh một phần thị trƣờng dịch vụ phóng tàu vũ trụ của thế giới.