Nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng cao ở Trung Quốc

Một phần của tài liệu Những vấn đề nảy sinh trong quá trình tăng trưởng cao ở Trung Quốc (Trang 58)

Những nhân tố nào tạo nên sự tăng trƣởng kinh tế ngoạn mục của Trung Quốc? Có thể thấy đó là do tác động của việc Trung Quốc mở cửa hội nhập kinh tế, đặc biệt bằng việc gia nhập WTO cùng với chiến lƣợc tích cực chủ động hội nhập kinh tế toàn cầu, lấy ngoài phục vụ trong rất khôn khéo. Theo các lý thuyết tăng trƣởng hiện đại, nguồn tăng trƣởng của một nền kinh tế bao gồm ba nhân tố chủ yếu là vốn, lao động và năng suất của toàn bộ các nhân tố (TFP). Việc Trung Quốc hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, kết hợp với các chính sách cải cách mở cửa tích cực của đất nƣớc này đã làm cho cả ba nhân tố chủ yếu trên đều tăng mạnh.

Về vốn, đầu tƣ của Trung Quốc dựa chủ yếu vào hai nguồn chính là tiết kiệm gia đình và dòng tƣ bản nƣớc ngoài chảy vào. Đặc biệt sau khi gia nhập WTO, dòng vốn nƣớc ngoài chảy vào càng mạnh, biến Trung Quốc thành nƣớc đứng đầu thế

giới, vƣợt cả Mỹ về thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Thứ hai, Trung Quốc có những lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trƣờng thế giới về nguồn lao động, tài nguyên dồi dào, giá rẻ. Tăng trƣởng năng suất toàn bộ các nhân tố TFP có ý nghĩa lớn nhất đối với tăng trƣởng GDP của Trung Quốc thời gian qua, đặc biệt giai đoạn từ 2001 đến nay. Sự tăng trƣởng TFP đƣợc xem xét trên ba khía cạnh: tái phân bổ nguồn lực, tăng chất lƣợng đầu vào và tiến bộ công nghệ. Các nguồn lực đã đƣợc phân bổ có hiệu quả hơn do những thay đổi về kết cấu trong việc sử dụng các nguồn lực vào các ngành năng suất cao. Việc phân bổ lại lao động này đóng góp khoảng 11% mức tăng GDP của Trung Quốc. Một nhân tố khác tác động tới việc phân bổ lại các nguồn lực là kinh tế quy mô do việc mở cửa nền kinh tế ra thị trƣờng bên ngoài. Nền kinh tế Trung Quốc đã thu đƣợc lợi ích không chỉ từ lợi thế của phân công lao động quốc tế mà còn từ cạnh tranh quốc tế, tƣ bản và công nghệ nƣớc ngoài, tạo cơ sở cho tăng trƣởng kinh tế và cải cách trong nƣớc. Tiến bộ công nghệ cũng nâng cao mức tăng TFP của Trung Quốc.

Nhƣ vậy trong vòng 30 năm qua, đặc biệt giai đoạn từ 2001 đến nay, Trung Quốc đã tạo ra mức tăng trƣởng kinh tế bằng việc tăng vốn và tăng năng suất lao động thông qua việc tái phân bổ nguồn lực, hội nhập vào nền kinh tế thế giới và phát triển nguồn vốn nhân lực. Nhƣng thật không toàn diện nếu bỏ qua một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến thành công của cải cách mở của kinh tế Trung Quốc sau đây.

Một là, năng lực của giới lãnh đạo Trung Quốc đứng đầu là Đặng Tiểu Bình,

tiếp đến là Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào. Với tầm nhìn thời đại, biết cách thuyết phục quần chúng, tạo sự ủng hộ của quần chúng đối với cải cách mở cửa; phát huy sức mạnh của toàn bộ thể chế chính trị các cấp, một lòng cống hiến cho sự nghiệp cải cách mở cửa. Tại quốc gia này, thông thƣờng, cứ khoảng một thập niên sẽ tiến hành sắp xếp lại cán bộ địa phƣơng. Những cuộc sắp xếp này đƣợc thực hiện nhằm phục vụ cho đƣờng lối phát triển của ĐCS Trung Quốc trong từng thời kỳ lịch sử. Về cơ bản, những lần sắp xếp lại cán bộ, thay thế lớp ngƣời cũ, định hƣớng sớm

hơn cho lớp ngƣời mới cho phép ĐCS Trung Quốc - đảng chính trị lớn nhất thế giới, có thể bắt kịp những thay đổi của thời đại.

Trong lần sắp xếp cán bộ địa phƣơng lần thứ nhất diễn ra vào thập niên 1980, Đặng Tiểu Bình - nhà kiến trúc sƣ trƣởng của công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc - đã đề bạt một loạt các lãnh đạo chính trị trẻ và có học vấn cao hơn để thay thế lớp cách mạng lão thành, nhằm tạo ra một thế hệ lãnh đạo có đầu óc cởi mở hơn, khả năng sẵn sàng tiếp nhận và thực thi chính sách cải cách mở cửa. Trong lần sắp xếp cán bộ địa phƣơng thứ hai diễn ra vào thập niên 1990, Giang Trạch Dân - Tổng bí thƣ ĐCS và Chủ tịch nƣớc Trung Quốc lúc bấy giờ - đã đƣa nhiều cán bộ có năng lực về quản lý kinh tế vào vị trí lãnh đạo. Những ngƣời này có thể đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng và giúp Trung Quốc tăng tốc hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Còn trong lần sắp xếp lại cán bộ địa phƣơng thứ ba, mục đích chính mà Trung Quốc đề ra là đáp ứng cho yêu cầu về sự thay đổi chính sách lớn của Trung Quốc: từ chính sách ƣu tiên phát triển kinh tế dƣới sự lãnh đạo của Giang Trạch Dân trƣớc đây sang chính sách phát triển hài hòa của Hồ Cẩm Đào hiện nay.

Hai là, Trung Quốc có môi trƣờng bên ngoài đặc biệt thuận lợi cho cải cách

mở cửa đó là Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan và đội quân ngƣời Hoa thành thạo kinh doanh rải khắp Đông Nam Á và thế giới. Hồng Kong, Ma Cao, Đài Loan đƣợc xem là cửa ngõ kinh tế của Trung Quốc. Đây là những khu vực phát triển kinh tế nhanh và sớm nhất của nƣớc này. Nguồn kiều hối từ các vùng lãnh thổ này và lực lƣợng ngƣời Hoa trên khắp thế giới đổ về lục địa tạo ra một lƣợng vốn vô cùng lớn, đặc biệt thời kỳ đầu, Trung Quốc đã tận dụng một cách khôn khéo nguồn vốn này để phát triển kinh tế trong nƣớc.

Ba là, sự kiên định đƣờng lối cải cách mở cửa, coi phát triển kinh tế là nhiệm

vụ trọng tâm, với phƣơng châm “Họ xã họ tƣ” đều tốt nếu nó có lợi cho phát triển sức sản xuất, tích cực học hỏi kinh nghiệm quốc tế, kiên định mở cửa nền kinh tế cho ngoại thƣơng và đầu tƣ nƣớc ngoài theo quy tắc quốc tế. Trung Quốc xác định chuyển hƣớng sang nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Từ cuối những năm 70, Trung Quốc đã chuyển sang chính sách mở cửa ra bên ngoài.

Từ mô hình phát triển xã hội hoàn toàn khép kín, về cơ bản là cách ly với nền kinh tế thế giới, Trung Quốc đã chuyển sang mô hình phát triển kinh tế xã hội mở cửa từng phần và củng cố mối quan hệ với nền kinh tế thế giới. Mở cửa kinh tế và gia nhập hệ thống phân công lao động quốc tế có nghĩa là Trung Quốc có thể phát huy những lợi thế so sánh của họ, đồng thời dựa vào thị trƣờng quốc tế để thực hiện kinh tế sản xuất quy mô. Trong điều kiện tự do hoá, quốc tế hoá nhƣ hiện nay, yêu cầu thực tiễn đặt ra cũng nhƣ rút kinh nghiệm từ các quốc gia khác và từ bản thân, Trung Quốc không chỉ giảm bớt vai trò của Chính phủ, để nền kinh tế vận hành theo quy luật thị trƣờng, mà còn tạo lập và cải thiện mối quan hệ với nhiều nƣớc trên thế giới, trong đó đặc biệt là những nƣớc, những khu vực có vai trò quan trọng, có khả năng chi phối kinh tế thế giới nhƣ Mỹ, Nhật, EU… Đây không chỉ là yếu tố góp phần vào tăng trƣởng cao của Trung Quốc, mà còn là sự sống còn của tất cả các quốc gia trong thời đại ngày nay.

Bốn là, thử nghiệm thể chế đối với chuyển đổi mô hình kinh tế và phát triển.

Một kinh nghiệm quan trọng nhất trong sự chuyển đổi mô hình kinh tế và phát triển của Trung Quốc là thử nghiệm thể chế kiểu “dò đá qua sông”. Trong thời kỳ đầu cải cách mở cửa, Trung Quốc tiến hành nhiều đột phá từ những bộ phận yếu kém của thể chế kinh tế kế hoạch, nông thôn trƣớc sau đó đến thành thị, mở rộng quyền trƣớc và cải cách chế độ sau, thí điểm trƣớc rồi mở rộng sau, các đặc khu trƣớc rồi đến vùng duyên hải, cuối cùng mở rộng ra toàn bộ, trƣớc tiên tăng về lƣợng, sau đó bảo tồn số lƣợng, ngoại vi trƣớc, trọng tâm sau, dễ trƣớc khó sau, tiến dần từng bƣớc. Qua thực tiễn chuyển đổi của kinh tế Trung Quốc, có thể thấy tiến dần từng bƣớc là phƣơng thức cải cách phù hợp với tình hình cụ thể khi công nghiệp hoá vẫn chƣa hoàn thành và đặc trƣng nhị nguyên thành thị nông thôn vẫn rất rõ nét. Điều này có lợi cho việc giảm những trở ngại và những rủi ro cho cải cách, là con đƣờng cải cách có giá thành thấp, ít biến động và hiệu quả cao.

Năm là, cải cách mở cửa kinh tế Trung Quốc phù hợp với xu hƣớng toàn cầu

hoá, khu vực hoá kinh tế trên thế giới. Tăng trƣởng và phát triển kinh tế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ yếu tố dân tộc, thời cơ quốc tế, những chính sách, chiến

lƣợc phát triển của quốc gia… Trung Quốc là quốc gia kết hợp rất khéo léo, hài hoà những yếu tố trên vào mục tiêu phát triển. Chẳng hạn, huy động sức mạnh toàn dân phát triển kinh tế, gia nhập các tổ chức quốc tế và ngày càng khẳng định vai trò của mình, tận dụng những lợi thế về lao động, tài nguyên dồi dào và giá rẻ, những chính sách thu hút đầu tƣ hiệu quả. Đáng nói ở chỗ, những chính sách Trung Quốc đƣa ra không chỉ nhận đƣợc sự đồng tình ủng hộ của nhân dân trong nƣớc (chính sách tự do hoá, mở cửa...) mà còn nhận đƣợc sự hƣởng ứng mạnh mẽ của khu vực và quốc tế. Biểu hiện là sự tham gia mạnh mẽ từ khắp nơi của các nhà đầu tƣ, các thƣơng gia Hoa kiều ở nƣớc ngoài; sau đó là làn sóng đầu tƣ mạnh mẽ từ khắp thế giới vào Trung Quốc.

Sáu là, bên cạnh coi trọng phát triển kinh tế mở cửa và tự do hoá, một số yếu

tố vẫn đƣợc xem là “các giá trị Châu Á” hay các yếu tố truyền thống phƣơng Đông cũng đóng góp nhất định vào thành công của Trung Quốc. Đó là sự chăm chỉ cần mẫn, đức tính tiết kiệm và thanh đạm. Tỷ lệ tiết kiệm ở Trung Quốc rất cao, do đó dẫn đến đầu tƣ cao, nguồn vốn trong nƣớc lớn. Bên cạnh là tinh thần dân tộc, niềm tự hào về sức mạnh dân tộc qua hàng nghìn năm, bề dày lịch sử với văn hoá mang đặc sắc Trung Quốc, ý thức trách nhiệm cộng đồng, mối quan hệ gia đình và xã hội, sự kết hợp giữa pháp trị và đức trị. Ngoài ra một thứ không thể không nhắc liên quan đến giá trị Châu Á là “vốn xã hội”, đó là tình bằng hữu, là sự đồng cảm, tính mạng lƣới, tinh thần tập thể, sự ràng buộc cá nhân với cộng đồng. Tất cả những yếu tố trên đƣợc kết hợp hài hoà đã tạo nên một “ngƣời khổng lồ Trung Quốc” đƣợc cả thế giới kính nể nhƣ ngày nay.

Những nguyên nhân trên đã tạo nên sự kỳ diệu kinh tế Trung Quốc hơn 30 năm qua và quy định tƣơng lai phát triển kinh tế Trung Quốc từ nay đến 2020.

Một phần của tài liệu Những vấn đề nảy sinh trong quá trình tăng trưởng cao ở Trung Quốc (Trang 58)