thiên nhiên vì mục tiêu phát triển bền vững
Trƣớc vấn đề môi trƣờng và tài nguyên đang ngày càng trở nên trầm trọng, chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc Trung Quốc tiến hành từ những năm cuối thế kỷ XX. Tình trạng suy thoái môi trƣờng có thể đƣợc giải quyết bằng cách thay đổi phƣơng thức tăng trƣởng kinh tế, đảm bảo sử dụng đƣợc lâu dài các nguồn tài nguyên và thƣờng xuyên cải thiện môi trƣờng.
Nhƣ đã phân tích, quốc gia này cần chuyển từ công nghiệp hoá kiểu truyền thống sang công nghiệp hoá kiểu mới, tức là chuyển dần các ngành công nghiệp sử dụng nhiều tài nguyên sang những ngành sử dụng ít, hiệu quả và hợp lý hơn, đặc biệt với những nguồn tài nguyên khan hiếm. Do vậy, phải điều chỉnh, dịch chuyển dần cơ cấu ngành, từ những ngành khai khoáng, công nghiệp nặng, công nghiệp hoá chất... sang những ngành hàm lƣợng công nghệ cao nhƣ điện tử, công nghệ, dịch vụ...
Đầu tƣ vào R&D, nâng cao trình độ công nghệ, tìm những giải pháp nhằm nâng năng suất lao động, tránh lãng phí và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việc chọn lọc, cân nhắc lựa chọn các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài cũng là yếu tố rất cần thiết trong giai đoạn phát triển tiếp theo. Các dự án này cần phải đáp ứng các yêu cầu về quy mô, tính dài hạn, hàm lƣợng kỹ thuật, mức độ tác động đến môi trƣờng.
Tại Hội nghị khí hậu toàn cầu họp tại Copenhaghen (11/2009) Trung Quốc đã thúc đẩy Mỹ và các quốc gia khác chấp nhận cắt giảm khí thải, và hỗ trợ các nƣớc nghèo sử dụng công nghệ xanh. Hiện nay, Trung Quốc đang dẫn đầu về công nghiệp chuyển đổi than đá thành gas. Họ đang dùng công nghiệp này để sản xuất hoá dầu và phân bón, thay thế cho khí đốt tự nhiên vì giá quá cao. Trong khi chờ
đợi công nghệ này đƣợc sử dụng rộng rãi, trong khoảng 10 năm nữa, Trung Quốc tiến hành nghiên cứu sử dụng hai công nghệ xanh lớn nhất, đó là điện gió (từ năng lƣợng gió), và điện mặt trời (sử dụng năng lƣợng mặt trời). Năm 2004 các công ty nƣớc ngoài chiếm 80% thị trƣờng turbin gió ở Trung Quốc. Hiện nay, các công ty Trung Quốc chiếm 75% thị trƣờng nhờ giá turbin gió làm tại Trung Quốc rẻ hơn 1/3 so với châu Âu. Trung Quốc chiếm đƣợc hơn 30% thị trƣờng thế giới về kính hấp thụ hơi nóng mặt trời để tạo ra điện. Dự tính tăng sản lƣợng điện mặt trời lên gấp 5 hay 10 lần vào năm 2020, nhƣ vậy Trung Quốc sẽ có gấp hai lần sản lƣợng điện mặt trời của toàn thế giới hiện nay.
Chính phủ Trung Quốc cũng xác định, để thực hiện tốt việc bảo vệ môi trƣờng trƣớc hết phải có đƣợc một hành lang pháp lý với những điều luật và chính sách cụ thể làm nền tảng. Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ 17 Đảng Trung Quốc phải đề xuất xây dựng “văn minh sinh thái” và trong 5 “siêu bộ” đƣợc thành lập tháng 3 năm 2008, “Bộ Môi trƣờng” đã ra đời. Tính đến nay Trung Quốc đã ban hành 6 bộ luật về bảo vệ tài nguyên, 29 bộ luật về bảo vệ môi trƣờng, hơn 70 quy chế và trên 900 điều lệ của địa phƣơng. Xử lý nghiêm các vi phạm về xử lý nƣớc thải, khí thải, phế thải công nghiệp hay bất cứ hoạt động kinh tế nào gây tổn hại đến môi trƣờng, tài nguyên, dựa theo điều luật và chính sách ban hành.
Ngoài ra, thành lập cơ quan chức năng, ban ngành chuyên về bảo vệ môi trƣờng, từ đó đƣa ra những giải pháp khác nhau, một số có thể kể đến:
- Tăng cƣờng hoàn thiện ngành bảo vệ môi trƣờng. Ngành Bảo vệ môi trƣờng đƣợc Trung Quốc xếp vào lĩnh vực ƣu tiên và hƣởng chính sách ƣu đãi trong các lĩnh vực đầu tƣ, giá cả, thuế...
- Ƣu tiên thực hiện những giải pháp phòng chống ô nhiễm môi trƣờng. Trong bất kỳ một thiết kế dự án phát triển nào của Trung Quốc, khía cạnh môi trƣờng là tiêu chí bắt buộc phải đƣợc xem xét ngang bằng với tính khả thi và hiệu quả kinh tế của dự án.
- Phải có những khâu đột phá quan trọng khi thực hiện chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng. Tiến hành thống kê sinh thái với những tiêu chí sau: khối lƣợng chất thải ô
nhiễm tính theo số lƣợng theo khu vực kinh tế; chi phí thực tiễn bảo vệ môi trƣờng tính theo khu vực kinh tế; thuế, tiền nộp và tiền đầu tƣ sinh thái; dòng các nguồn tài nguyên thiên nhiên đƣợc sử dụng theo các ngành biểu hiện bằng số lƣợng và giá trị; đánh giá giá trị sự xuống cấp của môi trƣờng, các chỉ số vĩ mô đã đƣợc điều chỉnh (GDP “xanh”, thu nhập quốc dân hay sự bảo tồn ổn định).
- Huy động tối đa sức mạnh tổng hợp cho chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng. Khuyến khích đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của toàn dân trong sự nghiệp bảo vệ môi trƣờng; quan hệ chặt chẽ với các tổ chức quốc tế, các nƣớc trong khu vực trong vấn đề bảo vệ môi trƣờng...
Một số kinh nghiệm quản lý phát triển thông qua thị trƣờng bao gồm:
Biện pháp thay thế: sử dụng các nguồn năng lƣợng khác thay thế dần việc sử dụng than, bao gồm nguồn năng lƣợng tái sinh, đặc biệt nguồn năng lƣợng xanh nhƣ thuỷ điện, năng lƣợng mặt trời, năng lƣợng gió, năng lƣợng từ lòng đất, năng lƣợng sinh khối, năng lƣợng hydro...
Biện pháp thị trƣờng: thúc đẩy các lực lƣợng thị trƣờng, đánh thuế nhiên liệu đối với các ngành sử dụng nhiều than, dầu lửa và dầu diesel.
Biện pháp dự phòng: giữ lại lƣợng dầu hoả hoặc khí gas bằng 1/3 lƣợng của mỏ khai thác “để dành cho tƣơng lai”.