Vấn đề tài nguyên

Một phần của tài liệu Những vấn đề nảy sinh trong quá trình tăng trưởng cao ở Trung Quốc (Trang 80)

Đối với phát triển kinh tế, tài nguyên thiên nhiên là yếu tố đầu vào quan trọng, đặc biệt là với những nƣớc đang phát triển có trình độ công nghệ chƣa cao, chủ yếu tập trung vào các ngành khai thác, sử dụng nhiều tài nguyên. Trong khi đó

tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực hữu hạn nên việc sử dụng lãng phí, không hợp lý hay kém hiệu quả sẽ dẫn đến tình trạng cạn kiệt tài nguyên.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp trong nƣớc, Trung Quốc phải đối diện với cơn khát tài nguyên và tiến hành những cuộc săn lùng tài nguyên trên khắp thế. Vấn đề an ninh năng lƣợng của nƣớc này cũng vì thế mà ngày càng căng thẳng.

, Trung Quốc là n

30% sản lƣợng toàn . Với 2,252 tỷ tấn tƣơng đƣơng dầu hoả (TOE) tiêu thụ trong năm 2009, Trung Quốc đã trở thành nƣớc dùng nhiều năng lƣợng nhất thế giới, vƣợt 4% so với Mỹ (2,170 tỷ TOE), nƣớc chiếm hạng nhất suốt từ những năm 1900 [9].

Trung Quốc cũng là nƣớc tiêu thụ than lớn nhất, tuy có trữ lƣợng dồi dào trong nƣớc nhƣng nƣớc này vẫn tập trung vào nhập khẩu: trong năm 2009, nhập khẩu than tăng vọt 212% so với 2008, với 125,8 triệu tấn, và năm 2011, Trung Quốc vƣợt Nhật trở thành nhà nhập khẩu than đá lớn nhất thế giới với 182,4 triệu tấn. Nhật Bản trong khi đó chỉ nhập 175,2 triệu tấn, giảm 5,1% do nhu cầu yếu từ các nhà máy sản xuất thép vì thiên tai xảy ra vào tháng 3/2011. Vì Trung Quốc chủ yếu dùng than để sản xuất điện nên đã qua mặt Mỹ từ năm 2007 thành nƣớc thải nhiều oxit cacbon và khí nhà kính nhất với hơn 6 triệu tấn khí nhà kính một năm. Sự phát triển ồ ạt của các kỹ nghệ xây dựng, đồ gỗ và giấy khiến một phần tƣ nhập khẩu gỗ của thế giới là của Trung Quốc, đứng hạng nhất. Theo báo cáo năm 2010 của WTO, Trung Quốc đứng hạng 3 trên thế giới cho nhập khẩu tất cả các nguyên nhiên liệu nói chung, với 330,3 tỷ USD và thị phần 8,6% năm 2008. Riêng về khoáng sản, Trung Quốc chiếm hạng nhất cho nhập khẩu với 138,1 tỷ USD và gần 20% thị phần thế giới, và hạng 8 cho xuất khẩu với 23,5 tỷ USD và thị phần 3,5% [42]. Nhƣ thế số lƣợng khoáng sản Trung Quốc mua ở nƣớc khác cao hơn gần gấp 6

lần số lƣợng bán cho thế giới, trong khi Trung Quốc không phải là nƣớc không có tài nguyên.

Trong lúc thế giới còn trong cơn khủng hoảng, Trung Quốc tranh thủ cơ hội vƣơn tay khắp nơi thu gom tài nguyên. Gần đây nhất, Bắc Kinh tuyên bố rằng ngân hàng Phát triển Trung Quốc, một trong những ngân hàng quốc doanh lớn nhất của nƣớc này, sẽ cho hãng dầu khổng lồ Petrobras của Brazil vay 10 tỉ USD. Đây là một chiến lƣợc đầu tƣ quan trọng của Trung Quốc. Nguồn cung cấp những mặt hàng chiến lƣợc nhƣ dầu có thể bị thắt chặt trở lại khi tăng trƣởng kinh tế toàn cầu hồi phục, và khi đó Trung Quốc sẽ có một lợi thế lớn chƣa từng có trong việc tiếp cận với nguồn cung cấp dầu trên phạm vi toàn cầu. Trung Quốc không chỉ đầu tƣ vào dầu. Nhà sản xuất nhôm lớn nhất Trung Quốc cũng vừa đồng ý đầu tƣ 19,5 triệu USD vào Rio Tinto, một công ty khai thác mỏ của Úc và cũng là một trong những công ty lớn nhất thế giới trong lĩnh vực này. China Minmetals cũng mạnh tay chi 1,7 tỉ USD để mua OZ Minerals, một công ty khai thác quặng kẽm khổng lồ cũng của Úc. Đông Nam Á, Châu Phi, Trung Đông, Mỹ Latinh đều là những đích đầu tƣ của Trung Quốc, vừa để khai thác tài nguyên, vừa tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc. Những năm trở lại đây, tình hình Biển Đông trở nên cực kỳ căng thẳng vì những tranh chấp và tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại khu vực này. Lý do cũng vì cơn khát tài nguyên dầu mỏ và tham vọng phô trƣơng thanh thế của ngƣời khổng lồ này với các nƣớc trong khu vực và thế giới.

Tuy nhiên, 60% lƣợng dầu nhập khẩu của Trung Quốc phải vận chuyển bằng tàu chở dầu nƣớc ngoài qua eo biển Malacca, và một tồn tại lớn là đến nay Trung Quốc hầu nhƣ chƣa có kho chứa dầu dự trữ. Vì vậy nƣớc này đang tiến hành xây dựng những kho chứa dầu lớn để đảm bảo đƣợc dự trữ. Kho chứa ngầm có khả năng lƣu trữ 1 tỉ m3 khí đốt bắt đầu đƣợc xây dựng từ 11/2011 gần hồ Muối (Tuz Golu), phía Nam thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ. Dự án kéo dài 8 năm và tài chính cho dự án ƣớc tính khoảng 640 triệu USD, đƣợc cung cấp bởi Ngân hàng Thế giới theo một khoản vay đƣợc ký kết năm 2006. Không chỉ thế, Trung Quốc đã hoàn thành bƣớc đầu xây dựng kho chứa dầu chiến lƣợc với trữ lƣợng 110 triệu thùng. Sau đó sẽ dần

nâng mức dự trữ lên 500 triệu thùng, tƣơng đƣơng 90 ngày nhập khẩu đến năm 2020. Đây sẽ là kho dự trữ dầu lớn thứ 2 thế giới, đứng sau Mỹ với trữ lƣợng 727 triệu thùng [41].

Thực tế cho thấy Trung Quốc chƣa ra khỏi mô hình phát triển dựa vào sử dụng nhiều tài nguyên. Nếu tiếp tục với đà tăng trƣởng kinh tế này - tốc độ trung bình trên 8%/năm, với mức độ và khối lƣợng tài nguyên bị khai thác và sử dụng nhƣ hiện tại, chỉ trong vòng 15 – 20 năm nữa, tài nguyên của Trung Quốc sẽ bị cạn kiệt, kể cả tài nguyên khắp thế giới, những nơi có sự góp mặt của Trung Quốc. Sẽ chẳng còn gì để lại cho con cháu đời sau. Điều này không đảm bảo tính dài hạn, vì vậy không phù hợp với yêu cầu của phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Những vấn đề nảy sinh trong quá trình tăng trưởng cao ở Trung Quốc (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)