Giải quyết vấn đề tham nhũng

Một phần của tài liệu Những vấn đề nảy sinh trong quá trình tăng trưởng cao ở Trung Quốc (Trang 99)

Trung Quốc coi tham nhũng là nguy cơ ảnh hƣởng đến sự tồn vong của Đảng và chế độ. Để tạo môi trƣờng, niềm tin của nhân dân Trung Quốc và thế giới về một chính quyền trong sạch, hiện đại, văn minh thì vấn đề trƣớc tiên phải làm trong đổi mới thể chế là thanh lọc bộ máy nhà nƣớc, bài trừ tệ nạn tham nhũng.

Trung Quốc đã tích cực để ra nhiều biện pháp nghiêm khắc để ngăn chặn, xử lý, nhƣ xử lý nghiêm minh, triệt để vi phạm về tham nhũng ở các cấp, các ngành, các tổ chức... Trong 5 năm (2003 - 2007) đã xử lý 35 cán bộ cấp tỉnh, bộ (trong đó

Uỷ viên Bộ Chính trị Trần Lƣơng Vũ) và 930 cán bộ cấp vụ, cũng về tội này [6] (trƣớc đó đã từng cho cha con Uỷ viên Bộ Chính trị Trần Hy Đồng vào tù và xử bắn Phó Chủ tịch UBTV Quốc hội, Thành Khắc Kiệt, vì các tội danh tƣơng tự) [18]. Đồng thời, công tác giáo dục nhằm nâng cao năng lực, trách nhiệm của cán bộ quản lý cũng đƣợc coi trọng. Năm 2003, Trung Quốc đã ban hành Luật cấp phép hành chính, giảm bớt các khâu thẩm duyệt, cấp phép, nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm của cán bộ, phòng chống mƣu lợi của cá nhân, nâng cao hiệu quả công việc. Bên cạnh đó triển khai mạnh mẽ công tác học tập và giáo dục về tác phong, kỷ luật cho đảng viên, đề cao liêm chính, xây dựng đạo đức và tƣ tƣởng cho đảng viên. Năm 2005, Trung ƣơng ĐCS Trung Quốc đã đƣa ra “ý kiến về hoạt động giáo dục giữ gìn tính tiên tiến của đảng viên”. Ngày 4/3/2006, Tổng Bí thƣ Hồ Cẩm Đào đã đƣa ra quan niệm vinh nhục (bát vinh bát nhục), coi đó là nội dung quan trọng trong bồi dƣỡng tƣ tƣởng, đạo đức của Đảng viên [22].

Thực tế, ĐCS Trung Quốc đã thông qua những biện pháp triệt để để dẹp nạn tham nhũng trong hàng ngũ cán bộ đảng viên. Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối cao đang nghiên cứu việc sử dụng “các phƣơng tiện khoa học và công nghệ hiện đại” hoặc các phƣơng pháp điều tra bí mật để tìm kiếm bằng chứng chống lại các cán bộ bị nghi ngờ tham nhũng. Các phƣơng pháp này gồm có việc ghi lại các cuộc điện đàm, thôi miên, kiểm soát thƣ từ cá nhân, và sử dụng hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu. Thành phố Thâm Quyến công bố đạo luật trong đó các cán bộ có vợ và con mang quốc tịch nƣớc ngoài (kể cả Hong Kông và Ma Cao) sẽ không đƣợc đề cử vào các chức vụ quan trọng.

Tiếp đến, năm 2011, Ủy ban Điều tra kỷ luật Trung ƣơng ĐCS Trung Quốc (CCDI) đƣa ra các giải pháp chống tham nhũng sẽ đƣợc thực hiện đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, bao gồm:

Thứ nhất, thực hiện cải cách chính trị và kiện toàn bộ máy nhân sự: Đây

đƣợc xác định là yếu tố hàng đầu của chiến lƣợc chống tham nhũng, bởi nếu không có quyết tâm cải cách chính trị thì mọi giải pháp đƣa ra, dù tốt đến mấy cũng không đƣợc bảo đảm thực thi có hiệu quả. Quyết tâm chính trị là sự cam kết tuyên chiến

với tham nhũng từ cấp cao nhất trong bộ máy, đƣợc thể hiện bằng những chiến lƣợc cụ thể và hành động cụ thể, đƣợc công khai hóa để nhân dân giám sát, giúp sức.

Thứ hai, ngăn chặn tệ nạn xa hoa lãng phí: Mỗi năm Trung Quốc tiêu tốn

hơn 100 tỉ NDT vào các vụ tiêu xài phung phí. Nếu cắt giảm khoảng 20% hoặc khoảng 15% khoản kinh phí công dùng trong quỹ tài chính sự nghiệp (khoảng 900 triệu NDT) sẽ bù lại đƣợc khoảng 1/4 mức thuế thu nhập cá nhân mà ngƣời dân Trung Quốc phải nộp. Vì vậy, để chống tham nhũng có hiệu quả, phải kiên quyết ngăn chặn hiện tƣợng ăn tiêu lãng phí bằng công quỹ, nghiêm cấm đi du lịch bằng công quỹ, sử dụng công quỹ chung vào mục đích riêng. Năm 2010, nhờ nỗ lực ngăn chặn chi tiêu phung phí của các quan chức, Trung Quốc đã tiết kiệm đƣợc 5,7 tỉ NDT (khoảng 863 triệu USD).

Thứ ba, thực hiện cơ chế giám sát dư luận xã hội và giám sát của công

chúng: Phát huy vai trò, trách nhiệm và sự tham gia, ủng hộ tích cực của toàn xã

hội; phải xây dựng đƣợc cơ chế xã hội, ở đó các cơ quan báo chí và ngƣời làm công tác báo chí có quyền độc lập, tự chủ trong việc lấy tin, viết bài và đƣợc pháp luật bảo hộ khi bị ngăn cản, can thiệp, đả kích. Ở Trung Quốc, đơn tố cáo, tố giác của nhân dân về tham nhũng là nguồn quan trọng nhất để từ đó phát hiện ra tội phạm. Theo thống kê có tới 80% vụ án tham nhũng khám phá đƣợc là do nhân dân, báo chí tố giác và hơn 90% là do nhân dân, báo chí cung cấp đầu mối. Nếu tội tham nhũng đƣợc phát hiện và xử lý thì ngƣời tố giác, tố cáo tội phạm đƣợc hƣởng một tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng số giá trị tài sản mà cơ quan đấu tranh chống tham nhũng thu giữ đƣợc.

Thứ tư, thiết lập các tổ chức chống tham nhũng và đào tạo đội ngũ cán bộ

chuyên sâu cho hoạt động chống tham nhũng: Đội ngũ cán bộ của Cục đấu tranh

chống tham nhũng là những ngƣời tốt nghiệp đại học Luật, có kinh nghiệm công tác, có trình độ ngoại ngữ, có bản lĩnh và tố chất nghề nghiệp và đƣợc tổng kết thành “ba nên và ba không”. “Ba nên” đó là: dùng luật pháp để đấu tranh với ngƣời phạm tội tham nhũng (không đƣợc dùng lời hứa sẽ tha bổng hoặc giảm nhẹ tội); dùng lời lẽ để giáo dục, thuyết phục (không dùng lời lẽ đe dọa); dùng tình nghĩa,

trách nhiệm để cảm hóa (không đƣợc làm nhục hoặc làm mất danh dự của họ). “Ba không” bao gồm: không sợ sệt trƣớc quyền lực; không vì lợi ích cá nhân; không lợi dụng tình cảm.

Năm 2011, Trung Quốc cho phép triển khai thí điểm một khóa đào tạo thạc sĩ chuyên ngành chống tham nhũng tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh. Khóa đào tạo thí điểm đầu tiên bao gồm 30 học viên. Các học viên sẽ đƣợc các công tố viên, luật sƣ và điều tra viên hàng đầu trong lĩnh vực chống tham nhũng giảng dạy, với các bài học gắn liền với thực tế chống tham nhũng ở Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Những vấn đề nảy sinh trong quá trình tăng trưởng cao ở Trung Quốc (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)