Từng bước thay đổi mô hình tăng trưởng

Một phần của tài liệu Những vấn đề nảy sinh trong quá trình tăng trưởng cao ở Trung Quốc (Trang 106)

Mô hình tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam cũng là mô hình tăng trƣởng theo chiều rộng, dựa trên lợi thế lao động giá rẻ, nguồn tài nguyên dồi dào, phụ thuộc xuất khẩu và vốn đầu tƣ. Phát triển kinh tế hơn 20 năm qua theo mô hình này đã mang lại nhiều thành công cho Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay mô hình tăng trƣởng này đã trở thành con dao hai lƣỡi. Việt Nam định hƣớng là một nƣớc xuất khẩu mạnh nhƣng lại rơi vào cảnh nhập siêu triền miên, thu hút FDI với lƣợng vốn khổng lồ nhƣng khả năng hấp thụ lại quá hạn chế và càng hội nhập sâu trong WTO, nền kinh tế càng dễ bị tổn thƣơng bởi việc chấp nhận cắt bỏ hàng rào thuế quan trong khi năng lực sản xuất trong nƣớc vẫn thấp kém. Mô hình này nếu kéo dài sẽ dẫn đến sự phát triển méo mó, mất cân đối trong dài hạn. Do vậy, đối với Việt Nam, việc

xây dựng và lựa chọn mô hình tăng trƣởng kinh tế phù hợp trong thời gian tới là một yêu cầu cấp thiết, một đòi hỏi khách quan xuất phát từ yêu cầu thay đổi nội tại nền kinh tế và yêu cầu thay đổi khi tham gia hội nhập toàn cầu để có thể tăng trƣởng bền vững mang tính dài hạn.

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI (diễn ra từ ngày 6 đến 10/10/2011), Tổng bí thƣ Nguyễn Phú Trọng đã xác định rõ mục tiêu trong giai đoạn 2011 - 2015 là đổi mới mô hình tăng trƣởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Trong đó, 3 lĩnh vực ƣu tiên cần tái cơ cấu là tái cấu trúc đầu tƣ với trọng tâm là đầu tƣ công, cơ cấu lại thị trƣờng tài chính với trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thƣơng mại, các tổ chức tài chính và tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nƣớc mà trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty Nhà nƣớc [67]. Bên cạnh đó nhấn mạnh định hƣớng chính sách, biện pháp bảo đảm an ninh lƣơng thực và giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự, an toàn xã xã hội. Để bảo đảm an ninh lƣơng thực gắn với bảo vệ môi trƣờng sinh thái, cần tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; kiên quyết giữ 3,8 triệu ha đất trồng lúa, có chính sách điều tiết ngân sách hợp lý đối với vùng đồng bằng, nhất là đồng bằng sông Cửu Long để các vùng này chuyên tâm sản xuất, chế biến lúa gạo và các mặt hàng nông sản, thực phẩm khác, đáp ứng nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu. Cần áp dụng đồng bộ các chính sách, biện pháp phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo bền vững, giảm chênh lệch giàu nghèo; giải quyết những vấn đề gây bức xúc của nhân dân, chăm sóc sức khoẻ nhân dân…; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, đẩy lùi các tệ nạn, tiêu cực xã hội, tai nạn giao thông; phòng, chống các loại tội phạm; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

Có thể thấy thời điểm Việt Nam đƣa ra những mục tiêu này không phải là sớm, nhƣng nó cũng phản ánh nhận thức kịp thời và mau chóng thích ứng với sự vận động của nền kinh tế. Sự đổi mới mô hình tăng trƣởng nhìn chung còn chƣa

thực sự rõ ràng và cụ thể đƣợc nhƣ Trung Quốc đã và đang làm, tuy nhiên nó cũng phản ánh nhận thức và đáp ứng những mục tiêu cơ bản của mô hình tăng trƣởng bền vững. Vì vậy, việc đổi mới mô hình từ bài học thực tiễn Trung Quốc cũng nên đƣợc nghiên cứu sâu rộng và chi tiết hơn. Đó chính là chuyển đổi từ nền kinh tế phụ thuộc xuất khẩu là chủ yếu, phụ thuộc vốn đầu tƣ nƣớc ngoài sang mô hình kinh tế tiêu dùng nội địa và đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động. Hiện tại đây có thể đƣợc coi là chìa khoá cho các nƣớc đang tìm kiếm một mô hình tăng trƣởng lâu dài, bền vững.

Một phần của tài liệu Những vấn đề nảy sinh trong quá trình tăng trưởng cao ở Trung Quốc (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)