a) Tăng trƣởng kinh tế và lạm phát
Tăng trƣởng kinh tế quá nóng của Trung Quốc khó tránh khỏi kéo lạm phát tăng mạnh. Điều này gây rất nhiều trở ngại cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Các chuyên gia kinh tế thế giới cũng nhƣ chính phủ Trung Quốc đều nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc kiềm chế lạm phát và việc đƣa nền kinh tế ra khỏi tình trạng tăng trƣởng quá nóng.
Lạm phát có thể gây ra tình trạng đình trệ trong phát triển kinh tế. Các nguyên nhân cơ bản có thể dẫn đến tình trạng này gồm: Thứ nhất, giá dầu mỏ, giá quặng quốc tế và một loạt các mặt hàng chủ lực trên thị trƣờng quốc tế tăng cao, khiến giá thành sản xuất của các doanh nghiệp trong nƣớc không ngừng tăng lên, kìm hãm khả năng mở rộng quy mô doanh nghiệp và khả năng tạo thêm công ăn việc làm do tăng trƣởng kinh tế của Trung Quốc phụ thuộc cao độ vào nguồn năng lƣợng và nguồn tài nguyên khoáng sản.
Thứ hai, để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, Trung Quốc đã áp dụng chính sách tài khoá mở rộng và chính sách nới lỏng tiền tệ, khiến lƣợng cung tiền quá lớn, không ngừng gia tăng áp lực lạm phát trong nƣớc. Bội chi ngân sách nhà nƣớc năm 2008 của Trung Quốc là 180 tỷ NDT. Việc tăng thêm gói đầu tƣ 4.000 tỷ NDT đã dẫn đến bội chi dự toán ngân sách nhà nƣớc năm 2009 của Trung Quốc là 750 tỷ NDT, cộng thêm bội chi do Ngân sách nhà nƣớc thay mặt địa phƣơng phát hành 200 tỷ NDT, chiếm khoảng 3% GDP [27]. Do vậy, mặc dù tăng trƣởng kinh tế đã đƣợc đảm bảo, nhƣng cũng gây ra tình trạng lạm phát nghiêm trọng ở một chừng mực rất lớn. Có thể nói tăng trƣởng kinh tế trong hai năm vừa qua đã phải trả giá bằng lạm phát.
Từ năm 2010 đến nay, chỉ số giá tiêu dùng không ngừng lập các mốc mới, tăng từ 1,5% hồi tháng 1 lên 5,1% vào tháng 5/2011. Tới tháng 7/2011, chỉ số CPI
nhảy vọt lên 6,5%, khiến cuộc sống thƣờng ngày của ngƣời dân thƣờng chịu rất nhiều ảnh hƣởng [27]. Năm 2011, sau khi Chính phủ xác định kiềm chế lạm phát làm mục tiêu quan trọng hàng đầu, Ngân hàng nhân dân đã liên tiếp 6 lần nâng lãi suất tiền gửi bằng vàng và ba lần nâng lãi suất tiền cho vay nhằm hút bớt tiền trong lƣu thông, nhƣng lạm phát vẫn chƣa thực sự đƣợc kiềm chế hiệu quả. Chi phí vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ quá cao khiến phần lớn các doanh nghiệp rơi vào hoàn cảnh khó khăn thậm chí đứng bên bờ vực của phá sản, điều này tạo thành những mối đe doạ nghiêm trọng đối với tăng trƣởng kinh tế trong thời gian tới.
Thứ ba, đến nay Mỹ vẫn chƣa thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn, chính sách nới lỏng tiền tệ đã dẫn tới tình trạng lạm phát mang tính toàn cầu, việc giảm tài sản tiền mặt, giữ tài sản hiện vật trở thành sự lựa chọn hàng đầu, giá cả một loạt hàng hoá chủ chốt tăng cao là khó tránh khỏi. Ngoài ra, các nƣớc trên thế giới đã áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng khoảng, khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc đứng trƣớc rất nhiều thách thức, tình trạng thất nghiệp trầm trọng hơn. Các doanh nghiệp nhỏ ở thành phố Ôn Châu (Chiết Giang) liên tiếp bị vỡ nợ chính là bằng chứng rõ nét nhất.
Có thể nói, dƣới tác động của chính sách vĩ mô trong nƣớc và môi trƣờng kinh tế quốc tế, giá cả các mặt hàng nói chung chịu ảnh hƣởng bởi lƣợng cung tiền quá lớn và lạm phát mang tính du nhập khó có thể hạ xuống, trong khi đó tình trạng thất nghiệp cũng không đƣợc tháo gỡ, kinh tế Trung Quốc đã xuất hiện lạm phát. Mặc dù, tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế vài năm gần đây luôn duy trì ở mức trên dƣới 10% nhƣng phƣơng thức tăng trƣởng kinh tế của Trung Quốc là phƣơng thức thô điển hình, chủ yếu dựa vào xuất khẩu hàng gia công, sử dụng nhiều sức lao động,… thì tăng trƣởng kinh tế thấp hơn 8% sẽ xuất hiện dấu hiệu của suy thoái. Cái giá phải trả cho tăng trƣởng không hề nhỏ. Nó đặt ra cho chính phủ Trung Quốc rất nhiều khó khăn và thách thức.
Năm 2012, Trung Quốc giảm mục tiêu tăng trƣởng kinh tế xuống 7,5%, đồng thời thiết lập mức lạm phát mục tiêu ở 4% [40]. Những tháng đầu năm, chỉ số CPI đã có dấu hiệu giảm nhiệt do nhu cầu hàng hóa thế giới giảm và các biện pháp thắt
chặt tiền tệ. Tuy nhiên không vì thế mà chính phủ Trung Quốc sẽ thực hiện ngay các gói kích thích đầu tƣ vào nền kinh tế, mà nhấn mạnh sẽ duy trì một chính sách tài khóa “chủ động” và chính sách tiền tệ "thận trọng". Mục tiêu tăng trƣởng thấp hơn cùng với lạm phát ổn định là một phần của nỗ lực để thay đổi mô hình kinh tế đất nƣớc bền vững và hiệu quả hơn, nhằm đạt đƣợc một "sự phát triển chất lƣợng cao trong một thời gian dài" của Trung Quốc.
b) Tăng trƣởng kinh tế và bong bóng bất động sản
Khi kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng trong năm 2008-2009, lãnh đạo Trung Quốc gia tăng chi tiêu công và bơm ra một lƣợng tín dụng lớn chƣa từng thấy, tổng cộng là tƣơng đƣơng 40% Tổng sản lƣợng nội địa (PIB). Lƣợng tiền này chảy vào nền kinh tế nhƣng do cơ chế kinh tế chƣa cân đối, doanh nghiệp nhà nƣớc có ƣu thế tiếp nhận, dồn tiền vào việc đầu cơ, trong đó có đầu cơ vào xây dựng. Theo tính toán, 60% những vụ mua đất cao giá nhất của nửa năm 2009 đều do các tập đoàn kinh tế nhà nƣớc thực hiện. Việc đầu cơ này khiến thị trƣờng bất động sản Trung Quốc “bật dậy” mạnh mẽ, giá nhà đất những tháng cuối năm 2009 liên tục tăng trƣởng nhanh, nóng. Sự tăng trƣởng này thúc đẩy tiêu dùng trong các lĩnh vực liên quan tăng trƣởng nhƣng thực tế này cũng làm tăng mối lo ngại về tình trạng tăng trƣởng quá nóng của thị trƣờng bất động sản Trung Quốc.
Trƣớc tình hình đó, từ tháng 8/2010, chính phủ Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp điều tiết để kiềm chế cơn sốt nhà đất. Chính phủ ban hành một số biện pháp để ngăn chặn các hoạt động đầu cơ địa ốc nhƣ hạn chế ngƣời dân sở hữu cùng lúc nhiều căn nhà, hay đánh thuế nhà đất tại một số các thành phố, tăng lãi suất tín dụng để khống chế các dịch vụ mua bán bất động sản. Kết quả hai năm sau khi những chính sách điều tiết thị trƣờng bất động sản đƣợc áp dụng, báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê Trung Quốc công bố ngày 18/2/2012 chỉ ra, nhà đất tại gần 2/3 các thành phố lớn sụt giá trong tháng 2. Trên phạm vi rộng hơn, tình trạng mất giá bất động sản diễn ra tại 45 trên tổng số 70 thành phố cỡ vừa và lớn đƣợc cơ quan thống kê Trung Quốc ghi lại. Tại 21 thành phố, giá nhà đƣợc coi là ổn định và tại 5 thành phố, giá nhà tăng. Đặc biệt là giá nhà mới xây giảm tại 27 thành phố so
với một năm trƣớc đây. Báo chí Trung Quốc đƣa tin giá nhà đất tại hai thành phố lớn là Bắc Kinh và Thƣợng Hải đã giảm 10% và giới phân tích trong ngành kỳ vọng sẽ còn giảm thêm 10-20% trong năm nay. Khối lƣợng nhà bán ra giảm 14% trong hai tháng đầu năm 2012 khiến doanh thu trong ngành giảm tới 20,9% so với cùng kỳ năm ngoái [29].
Bên cạnh những chỉ số thuần tuý liên quan đến lĩnh vực bất động sản, những dấu hiệu khác nhƣ khối lƣợng xi măng và thép bán ra thị trƣờng Trung Quốc giảm đi rõ rệt. Đồng thời, cổ phần của các tập đoàn xây dựng nƣớc này trên các sàn chứng khoán nội địa mất giá. Tuy nhiên, đầu tƣ vào bất động sản tại Trung Quốc lại tăng 27,8%. Các chuyên gia nƣớc ngoài băn khoăn không kém và lo ngại bong bóng thị trƣờng bất động sản Trung Quốc sẽ vỡ, tác động dây chuyền tới đà tăng trƣởng của nền kinh tế thứ hai thế giới. Khi trái bóng vỡ, nhƣ đã thấy tại Nhật Bản hơn hai chục năm trƣớc và tại Mỹ hay châu Âu từ năm năm qua, kinh tế Trung Quốc sẽ sa sút trầm trọng và có thể hạ cánh nặng nề với hậu quả là sự sụp đổ của nhiều ngân hàng. Lý do là khu vực bất động sản chiếm 15-17% GDP và khoảng 70% tín dụng ngân hàng là trút vào các dự án nhà đất, và sẽ là một núi nợ xấu, khó đòi, sẽ mất khi các đại gia bị phá sản [29].
Đó chính là lý do vì sao Trung Quốc đang đứng trƣớc một bài toán nan giải. Một mặt muốn tránh không cho ngành bất động sản bị chững lại, đe doạ đến toàn bộ cỗ xe kinh tế quốc gia khi xây dựng là một trong những trụ cột của nền kinh tế. Mặt khác, Trung Quốc lại chƣa thể nới lỏng các biện pháp điều tiết thị trƣờng bất động sản đã áp dụng từ tháng 8/2010 để kiềm chế cơn sốt nhà đất, khiến một phần lớn ngƣời dân Trung Quốc không đƣợc bảo đảm có một chỗ ở. Trung Quốc vẫn cần tăng trƣởng kinh tế để tạo ra việc làm, nhằm tránh động loạn xã hội, từ cấp địa phƣơng trở lên.