Những vụ đánh bom nổ ra trong thời gian gần đây nhắm vào các trụ sở chính quyền ở Trung Quốc, cuộc biểu tình của hàng trăm sinh viên Mông Cổ ở phía bắc Nội Mông, hàng loạt cuộc đụng độ giữa những lao động nhập cƣ và cảnh sát ở thành phố Quảng Châu... phần nào cho thấy bất ổn xã hội đang gia tăng ở Trung Quốc. Một trong những nguyên nhân sâu xa là hố sâu bất bình đẳng ngày càng lớn. Vấn đề bất bình đẳng trong xã hội Trung Quốc không phải bây giờ mới xuất hiện, mà thực chất nó đã tồn tại rất lâu và ngày càng nghiêm trọng.
Bất bình đẳng xuất hiện giữa các vùng miền (miền Đông duyên hải với miền Trung, miền Tây), bất bình đẳng đã xảy ra giữa các tầng lớp cƣ dân và cuối cùng, tạo ra sự chênh lệch về thu nhập giữa thành thị với nông thôn… Hệ số Gini - thƣớc đo về mức phân phối giàu nghèo trong một xã hội, tại Trung Quốc năm 2005, hệ số này đạt 0,47 - mức ở ngƣỡng báo động về bất ổn xã hội. Hệ số Gini cả nƣớc có thể đƣợc chia thành: (1) Hệ số Gini tính riêng của nông thôn với của thành thị (Gr và Gu) và hệ số Gini giữa thành thị và nông thôn (Gur); (2) Hệ số Gini của miền Tây, miền Trung và miền Đông cùng với hệ số Gini giữa 3 vùng này (Gwe) [26].
Tuy nhiên, số liệu thống kê cho thấy trong giai đoạn 1978 – 1995, Gwe chỉ tăng 3% trong khi hệ số Gini của toàn Trung Quốc tăng 45%. Vì thế, có nhiều học giả đã cho rằng, việc nghiên cứu về sự chênh lệch thu nhập thành thị - nông thôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hiểu biết một cách sâu sắc về sự chênh lệch giàu nghèo của Trung Quốc. Bởi lẽ, đây là nhân tố có vai trò chính trong việc tạo ra
sự chênh lệch giàu nghèo của cả nƣớc chứ không phải là chênh lệch vùng hay chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp cƣ dân.
Trung Quốc là một trong những nƣớc có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất thế giới. Hiện thực “hố đen” từ lâu đã tồn tại trong xã hội Trung Quốc bởi mức chênh lệch giàu - nghèo lên đến 65 lần giữa 10% dân số có thu nhập cao nhất và 10% dân số có thu nhập thấp nhất tại Trung Quốc. Thế nhƣng báo cáo từ Cục thống kê Trung Quốc đƣa ra tỷ lệ phân cách chỉ 23 lần vào năm 2010. Trƣớc đó vào năm 2008, cũng Cục thống kê Trung Quốc đã đƣa ra tỷ lệ phân cách chỉ là 9 lần, trong khi một cuộc điều tra độc lập của giáo sƣ Vƣơng Tiểu Lỗ thuộc Quỹ Cải cách Trung Quốc đã cho thấy khoảng cách này lên đến 25 lần. Những ngƣời giàu nhất này đang sở hữu một lƣợng tài sản kếch xù. Tài sản có thể đầu tƣ năm 2011 của 590.000 ngƣời giàu nhất Trung Quốc (chiếm chƣa tới 0,05% dân số cả nƣớc) có thể lên tới 2,7 nghìn tỷ USD.
Năm 2005, hệ số Gini tại Trung Quốc là 0,47. Tuy nhiên đến năm 2010 con số này vẫn không hề thay đổi, cũng tức là không có sự thay đổi nào trong mức độ bất bình đẳng trong xã hội dù kinh tế của Trung Quốc phát triển đỉnh điểm trong giai đoạn này. Về thu nhập của cƣ dân thành thị, hệ số Gini về phân phối thu nhập đô thị đã tăng từ 0,25 năm 1992 lên 0,34 năm 2001 [16]. Thực tế, số liệu này không bao gồm phần lớn trong số 150 triệu ngƣời di cƣ, không bao gồm trong đó những khoản thu nhập tƣơng đối lớn của số nhân viên nƣớc ngoài đang làm việc cho các công ty đa quốc gia hiện đang tăng nhanh. Ngoài ra, số liệu cũng ƣớc tính thấp hơn nhiều so với thu nhập của những nhóm cao nhất của dân số đô thị bản địa của Trung Quốc. Nếu tất cả các yếu tố này đƣợc xem xét thì phân phối thu nhập đô thị của Trung Quốc chắc chắn sẽ gần với phân phối của những nƣớc bất bình đẳng nhất trên thế giới.
Sau ba thập niên tăng trƣởng nhanh, Trung Quốc vẫn còn là một nền kinh tế nặng tính nông thôn. Nông dân, nông nghiệp Trung Quốc là nơi đóng góp nhiều nhất cho sự nghiệp công nghiệp hoá của Trung Quốc trong giai đoạn đầu, nhƣng hầu nhƣ không đƣợc hƣởng lợi từ đó mà còn bị thiệt thòi do chênh lệch giá cánh
kéo (giá nông sản một thời gian dài thấp hơn giá trị thị trƣờng nhiều lần). Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, số lƣợng nông dân Trung Quốc bị mất ruộng đất cho các dự án đầu tƣ phi quốc hữu ngày một nhiều, tiền đƣợc đền bù lại quá thấp nên sức chống đối trong nông dân ngày một tăng. Thậm chí ngay trong thu nhập của nông dân cũng có sự chênh lệch giàu nghèo khá rõ.
Tuy quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, nhƣng khoảng 50,3% dân số Trung Quốc (tƣơng đƣơng 674 triệu ngƣời) vẫn đang sống ở các vùng nông thôn. Thu nhập ròng bình quân đầu ngƣời của nông dân Trung Quốc năm 2007 là 4.140 NDT (tăng 9,5% so với năm trƣớc), trong khi thu nhập của cƣ dân thành thị là 13.786 NDT (tăng 12,2% so với năm trƣớc) [6]. Còn năm 2010, ngƣời dân nông thôn có thu nhập bình quân đầu ngƣời hàng năm là 5.900 NDT (tƣơng đƣơng 898 USD), chƣa bằng 1/3 thành thị, 19.100 NDT (tƣơng đƣơng 2.900 USD). Vào thời điểm cuối năm 2009, hơn 50 hạt thuộc ba tỉnh nghèo nhất của Trung Quốc là Tây Tạng, Vân Nam và Tứ Xuyên không có dịch vụ ngân hàng, nghĩa là ngƣời dân những nơi này không hề có các dịch vụ tài chính cơ bản. Chính vì thế, làn sóng ngƣời nhập cƣ vào các thành phố lớn ngày càng mạnh mẽ và tất nhiên cũng gây ra nhiều rắc rối cho chính quyền sở tại. Hệ số Gini ở các vùng nông thôn tăng từ 0,35 lên đến 0,38 tính từ năm 2000 đến 2010, cho thấy sự bất bình đẳng ngày càng tăng trong khu vực này. Mặc dù khoảng cách thu nhập bình quân giữa cƣ dân thành thị và cƣ dân nông thôn đã từng đƣợc thu hẹp, từ mức chênh lệch khoảng 2,5 đến 2,6 lần vào thời kỳ 1978-1980 giảm xuống mức chênh lệch dao động từ 1,8 đến 2,3 lần, nhƣng từ sau năm 2000 khoảng cách này lại không ngừng gia tăng, đến năm 2009 đạt mức 3,3 lần [63].
Về phân hoá xã hội, ngƣời ta có thể phân loại các tầng lớp xã hội Trung Quốc sau hơn ba mƣơi năm cải cách nhƣ sau: quan chức lãnh đạo, công vụ viên, thƣơng nhân, xí nghiệp gia, tầng lớp tri thức trong Cách Mạng văn hoá, công nhân, nông dân... Tình trạng giá cả gia tăng mạnh và lạm phát có xu hƣớng phi mã càng làm cho đời sống những ngƣời thu nhập thấp thêm khó khăn. Xã hội Trung Quốc hiện nay ngoài các giai cấp đã có, đã xuất hiện những tầng lớp mới nhƣ nhóm ngƣời
có thế mạnh (gồm những ngƣời nắm quyền lực trong tay, ngƣời giàu...), nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng (ngƣời nghèo, ngƣời già không nơi nƣơng tựa, ngƣời thất nghiệp).
Một số tầng lớp khác ở Trung Quốc hiện nay nhƣ “quan quyền”, “quyền tiền giao dịch” đã đƣợc phổ biến. Tầng lớp “quan quyền” là những ngƣời thu đƣợc lợi ích lớn nhất trong toàn bộ cải cách mở cửa (“quan quyền” không chỉ là ngƣời trực tiếp nắm quyền, không chỉ gồm quan chức cấp cao mà còn bao gồm các quan chức lớn nhỏ các và cả vợ con, họ hàng thân thích cho đến bạn bè của họ). Dù chƣa công khai, nhƣng ai cũng biết “Thái tử đảng” (gồm con em cán bộ cấp cao) là tập đoàn lợi ích có thế lực lớn nhất Trung Quốc hiện nay [6]. Ngoài ra còn các tập đoàn kinh tế, thƣơng mại, khoa học kỹ thuật lớn có quan hệ với các quan chức đảng, chính, quân và với các tập đoàn kinh tế nƣớc ngoài đang ra sức vơ vét tài sản đất nƣớc, bóc lột sức lao động của công nhân, tƣớc đoạt ruộng đất của nông dân...
Một biểu hiện nữa của bất bình đẳng là cách biệt về chi phí tiêu dùng, nếu tính trợ cấp tài chính cho cƣ dân thành thị và nông thôn thì mức tiêu dùng ở nông thôn thấp hơn 6 lần so với thành thị. Tỷ lệ ngƣời cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) nghèo khó ở nông thôn cao. Năm 2003 có khoảng 65,88 triệu ngƣời cao tuổi ở nông thôn, chiếm 60% tổng số ngƣời cao tuổi toàn quốc. Những ngƣời cao tuổi này về căn bản không có bảo hiểm xã hội. Theo thống kê của Bộ Lao Động Trung Quốc năm 2003 chỉ có 1,98 triệu ngƣời đƣợc hƣởng tiền dƣỡng lão (3% dân số), bình quân là 492 NDT/ngƣời/năm mà chủ yếu lại tập trung tại vùng ngoại thành mấy thành phố và tỉnh phát triển nhƣ Bắc Kinh, Thƣợng Hải, Thiên Tân, Giang Tô, Chiết Giang [6]. Hơn 90% ngƣời cao tuổi ở nông thôn Trung Quốc vẫn phải tự nuôi mình hoặc nhờ vả gia đình, khi ốm đau càng thêm khó khăn [25].
Lý giải cho sự bất bình đẳng, đặc biệt là bất bình đẳng giữa nông thôn và thành thị, có thể kể đến: (1) Các chính sách tập trung ƣu tiên cho thành thị (hi sinh nông thôn, nông dân, nông nghiệp để phát triển thành thị, công nhân, công nghiệp); (2) Sự thiên lệch của chính phủ trong chính sách tái phân phối của cải xã hội; (3) Sự tập trung quá mức cho việc phát triển kinh tế.
Có thể nói chƣa bao giờ tình hình xã hội Trung Quốc có nhiều vấn đề căng thẳng nhƣ hiện nay. Những khía cạnh khác nổi bật là vấn đề việc làm, nhà ở, chữa bệnh và giáo dục; ngoài ra tâm lý bất mãn, bức xúc, chống đối trƣớc những nghịch cảnh, trƣớc những bất công của xã hội hoặc sự quản lý kém hiệu lực của chính quyền, sự tham nhũng của những ngƣời nắm quyền đã bắt đầu công khai bộc lộ và có xu thế ngày càng mạnh lên.