Thay đổi mô hình từ góc độ tiêu dùng cá nhân

Một phần của tài liệu Những vấn đề nảy sinh trong quá trình tăng trưởng cao ở Trung Quốc (Trang 91)

Để tăng tỷ trọng của tiêu dùng cá nhân trong GDP (từ 35% lên 45%), ĐCS Trung Quốc chủ trƣơng tăng tiền lƣơng trong giá trị gia tăng bằng biện pháp nâng mức lƣơng tối thiểu cho các đối tƣợng lao động có thu nhập thấp (70% tổng số lao động) là lao động nông thôn và lao động nông thôn di dân đến thành thị (dân công). Thu nhập của ngƣời lao động tăng chính là yếu tố cần thiết để thúc đẩy tiêu dùng cá nhân. Ngoài ra, Trung Quốc còn phải thực hiện nhiều biện pháp cần thiết khác để chuyển đổi từ tiết kiệm sang tiêu dùng. Những cải cách để thực hiện mục tiêu này là điều chỉnh chính sách thuế để thúc đẩy sức mua ở nông thôn, thực hiện các biện pháp nhằm mở rộng quyền sở hữu đất nông thôn và phổ biến công nghệ nhằm tăng năng suất lao động.

Đảng Cộng Sản Trung Quốc chủ trƣơng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ những ngành công nghiệp thâm dụng vốn và không tận dụng lao động dƣ thừa, sang những ngành công nghiệp gắn với sự phát triển dịch vụ và sử dụng lao động nhiều hơn – mục tiêu là tăng việc làm với một tỷ suất tăng trƣởng GDP chậm hơn, bình quân 7%/năm. Đồng thời nâng hạng chất lƣợng sản phẩm của Trung Quốc từ hạng dƣới lên hạng trung và cao. Các ngành công nghiệp có quy mô lớn và cần nhiều giao dịch nhƣ thƣơng mại bán sỉ và lẻ, vận tải trong nƣớc, y tế, giải trí và khách sạn. Với hàm lƣợng lao động trong một đơn vị sản lƣợng của ngành dịch vụ là trên 35%, cao hơn so với ngành xây dựng và sản xuất, Trung Quốc hoàn toàn có thể bắn trúng mục tiêu tăng việc làm với mức tăng trƣởng GDP chậm hơn. Đồng thời, Trung Quốc tiến hành cải thiện an sinh xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực y tế và nhà ở, trợ cấp thất nghiệp, tiền hƣu và bảo hiểm xã hội. Trong khi đó, chính phủ sẽ đổi mới cơ cấu đầu tƣ và tiếp tục cải thiện hoạt động tái đầu tƣ. Quá trình đô thị hóa nhanh chóng cũng sẽ góp phần thúc đẩy nhu cầu trong nƣớc.

Theo các nhà phân tích, việc chú trọng vào ngƣời tiêu dùng có thể sẽ trở thành trọng tâm của kế hoạch mới và trọng tâm này cũng đủ để tăng tỷ trọng của

tiêu dùng cá nhân trong GDP từ mức 36% hiện nay lên mức 42 - 45% vào năm 2015. Mặc dù con số này vẫn thấp so với tiêu chuẩn quốc tế, song nó cũng đánh dấu một bƣớc tiến quan trọng của Trung Quốc trong quá trình tái cân bằng nền kinh tế. Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 có thể sẽ châm ngòi cho câu chuyện tiêu thụ lớn nhất trong lịch sử thế giới hiện đại, tác động mạnh tới các đối tác thƣơng mại lớn của Trung Quốc, không chỉ ở khu vực Đông Á mà còn ở Châu Âu và Mỹ.

Một phần của tài liệu Những vấn đề nảy sinh trong quá trình tăng trưởng cao ở Trung Quốc (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)