Vấn đề tham nhũng

Một phần của tài liệu Những vấn đề nảy sinh trong quá trình tăng trưởng cao ở Trung Quốc (Trang 77)

Ở Trung Quốc, tham nhũng là hiện tƣợng có từ lâu trong hàng ngũ cán bộ Đảng và lãnh đạo. Vấn nạn này ngày càng trở nên nghiêm trọng và phức tạp hơn. Tham nhũng gây mất lòng tin của quần chúng, làm suy đồi đạo đức, làm tổn hại lớn cho nền kinh tế và thất thoát tài sản nhà nƣớc. Theo thống kê, trong những năm cuối thập kỷ 1990, tham nhũng gây tổn thất từ 13,3 - 16,9% tổng GDP của Trung Quốc. Giai đoạn 1999 – 2001 tham nhũng làm tổn thất 14,5 – 14,9% GDP cả nƣớc. Ngoài ra, từ năm 2003 – 2006 mỗi năm các cơ quan đảng chính dùng tiền công chi cho việc ăn chơi, giải trí dao động từ 300 – 350 tỷ NDT, mỗi năm thay mới và tăng thêm khoảng 500.000 – 650.000 ôtô du lịch, tốn khoảng 200 tỷ NDT; tại một số sân Golf chi phí công chiếm tới 75 – 90% [6]... Theo báo cáo của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, số tiền phi pháp mà của các quan tham Trung Quốc lên tới 800 tỷ NDT (123,6 tỉ USD) trong giai đoạn 15 năm (1995-2010) - tƣơng đƣơng với tổng ngân sách dành cho hoạt động giáo dục thời kỳ 1978 – 1998. Nhiều tổ chức và chuyên gia dự đoán rằng con số thực tế vƣợt hơn thế rất nhiều. Nếu đem quân bình thì mỗi một quan chức đã tham những của nhà nƣớc khoản tiền 50 triệu NDT (hơn 7 triệu USD). Năm 2010, Ủy ban Điều tra kỷ luật Trung Ƣơng ĐCS Trung Quốc đã xử lý kỷ luật 146.517 ngƣời, truy tố 5.373 ngƣời, xử lý 15.900 vụ án tham nhũng, liên quan đến 4,266 tỷ NDT.

Một điểm trùng hợp cũng cần ghi nhận là tỷ lệ “quỹ đen” của giới nhà giàu Trung Quốc chiếm đến gần 1/3 GDP, lại bằng với giá trị tham nhũng tại quốc gia này – cũng khoảng 1/3 GDP. Nhà nghiên cứu Vƣơng Tiểu Lỗ của Quỹ Cải cách Trung Quốc đã tìm ra con số tham nhũng lên đến 9.600 tỷ NDT (khoảng 1.500 tỷ USD) [49]. Với những quan chức nằm trong diện tham nhũng thế này, cách thức an toàn nhất của họ là đi theo xu hƣớng di cƣ của giới giàu có ra nƣớc ngoài, vừa có thể rửa tiền bất chính, vừa an toàn hơn hẳn so với việc tiếp tục ở lại trong nƣớc. Vào tháng 6/2011, một công bố khá bất thƣờng của Ngân hàng trung ƣơng Trung Quốc đã cho thấy các quan tham Trung Quốc đã gửi ra nƣớc ngoài đến 120 tỷ USD trong giai đoạn 1990 - 2008. Những địa chỉ đƣợc ƣa chuộng gửi tiền là Mỹ, Australia,

Canada và Hà Lan. Cùng với sự bốc hơi tài chính là sự bốc hơi về con ngƣời khi có đến 16.000 – 18.000 quan chức và nhân viên các công ty quốc doanh đã rời khỏi Trung Quốc [50]. Hiện tƣợng giàu đột biến ở Trung Quốc cũng kéo theo một hiện tƣợng xã hội ở quốc gia này: nhiều ngƣời nghèo đã công khai chỉ trích lớp ngƣời thƣợng lƣu muốn rời khỏi Trung Quốc là “không có lòng yêu nƣớc”. Và vì vậy, tham nhũng cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra bất bình đẳng sâu sắc trong xã hội Trung Quốc.

Khu vực kinh tế có nhiều nguy cơ tham nhũng nhất là những ngành công nghiệp nhạy cảm nhƣ tài chính, độc quyền nhà nƣớc, xây dựng, vận tải, thuế, đầu tƣ và thƣơng mại. Trong bối cảnh giá nhà, đất đang tăng quá cao, tham nhũng trong lĩnh vực nhà đất đang trở thành mối nguy hại lớn của Trung Quốc. Từ khi đƣợc chính phủ ƣu tiên đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà giá rẻ dành cho ngƣời có thu nhập thấp, năm 2010, Trung Quốc đề xuất xây dƣng 5,8 triệu căn nhà giá rẻ dành cho ngƣời thu nhập thấp, lĩnh vực này đã trở thành mảnh đất béo bở cho nạn tham nhũng ở các cấp, đặc biệt là quan chức địa phƣơng. Nhiều căn hộ chính sách do nhà nƣớc hỗ trợ đã chạy vào túi riêng của các quan chức địa phƣơng. Chính sách nhà giá rẻ của nhà nƣớc đang trở thành một kênh để các quan chức đục khoét tài sản công. Nhờ có lợi thế thông tin về dự án chính sách cũng nhƣ dự án quy hoạch đô thị, các quan chức nhà nƣớc đã biến của công thành của riêng. Tình trạng tham nhũng đất nông nghiệp trái phép cũng đang tràn lan ở Trung Quốc. Theo thông kê, năm 2010 Trung Quốc có 53.000 vụ sử dụng đất trái phép với tổng diện tích 27.866 hécta, trong đó có 10.933 hécta đất nông nghiệp. Hàng triệu nông dân Trung Quốc mất đất, dự kiến trong 30 năm tới khoảng 100 triệu nông dân Trung Quốc sẽ trở thành nông dân phi nông nghiệp. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên đất đai Trung Quốc, nếu những nông dân này không đƣợc tái định cƣ hợp lý, nhiều ngƣời trong số họ sẽ rơi vào tình trạng nghèo đói và ổn định xã hội sẽ bị đe dọa.

Một phần của tài liệu Những vấn đề nảy sinh trong quá trình tăng trưởng cao ở Trung Quốc (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)