Xây dựng nông thôn mới XHCN, thúc đẩy phát triển nhịp nhàng cân

Một phần của tài liệu Những vấn đề nảy sinh trong quá trình tăng trưởng cao ở Trung Quốc (Trang 95)

đối nhằm giảm bớt sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị

Cải cách nông thôn đƣợc chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (từ 1979 đến 1984): Cải cách lấy khoán nông nghiệp làm chính. Theo đó xóa bỏ hệ thống công xã nhân dân và đƣa ra hệ thống khoán trách nhiệm đến từng hộ gia đình. Từng bƣớc cải cách hệ thống độc quyền trong mua bán nông sản. Giai đoạn 2 (từ 1985 đến 1991): Tiếp tục đi sâu cải cách trên nhiều mặt, trọng tâm của lần này là điều chỉnh cơ cấu sản nghiệp nông thôn, cải tạo kỹ thuật nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn theo hƣớng “thƣơng phẩm hóa, chuyên nghiệp hóa, quy mô hóa”… Giai đoạn 3 (từ 1992 đến nay): Từng bƣớc hoàn thiện đối với hệ thống, văn bản pháp luật.

Tháng 1/2006, Trung ƣơng ĐCS và Quốc vụ viện Trung Quốc đã đƣa ra “ý kiến về thúc đẩy xây dựng nông thôn mới XHCN” (Văn kiện số 1/2006), tháng 3/2006, Đại hội Đại biểu nhân dân toàn Trung Quốc đã thông qua “Cƣơng yếu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ XI”, đề ra 8 biện pháp nhằm hiện đại hoá nông thôn, giảm sự chênh lệch giữa các vùng, miền Trung Quốc [28], nhấn mạnh việc xây dựng nông thôn mới XHCN. Nội dung và yêu cầu của xây dựng nông thôn mới XHCN là “sản xuất phát triển, đời sống sung túc, thôn làng văn minh, thôn xã gọn gàng, quản lý dân chủ”...

Những năm qua việc giải quyết tốt vấn đề “tam nông” luôn là tƣ tƣởng chiến lƣợc quan trọng – xây dựng phƣơng châm chỉ đạo “công nghiệp hỗ trợ nông nghiệp, thành thị hỗ trợ nông thôn, cho nhiều thu ít” và làm sống động kinh tế nông thôn, tập trung sức lực làm tốt các việc lớn liên quan đến sự phát triển lâu dài của nông nghiệp và nông thôn, làm nhiều việc liên quan tới lợi ích thiết thân của nông dân, có ý nghĩa thời đại và cột mốc: tiếp tục tăng chi ngân sách cho “tam nông”, tăng cƣờng đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng ở nông thôn, đầu tƣ các khoản cho vay tín dụng vào sản xuất nông nghiệp trong đó hệ thống tƣới tiêu, dự án kiểm soát nguồn nƣớc là những ƣu tiên hàng đầu. Ban hành các biện pháp kiểm soát giá cả đầu vào. Đƣa khoa học công nghệ vào nông nghiệp, xây dựng và phát triển mạnh các học viện nghiên cứu về nông nghiệp, cho phép nông dân có thể chuyển quyền sử dụng đất nhằm khuyến khích đầu tƣ vào nông nghiệp, đặc biệt là vào sản xuất ngũ cốc, đƣa ra chính sách phát triển doanh nghiệp ở nông thôn nhằm thu hút số lao động dƣ dôi, đẩy mạnh thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng mức chi cho hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng để đảm bảo nông dân có đủ tiền thụ hƣởng các dịch vụ chăm sóc của y tế. Đặc biệt, chính sách cải cách thuế nông nghiệp là một bƣớc quan trọng trong việc giảm bớt gánh nặng đối với vùng lƣơng thực chủ yếu và ngƣời nông dân trực tiếp cấy trồng.

Ngày 8/12/2011, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc công bố “Sách Xanh về nhất thể hóa thành thị và nông thôn”. Theo đó, nhất thể hóa nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển và thu nhập giữa thành thị và nông thôn, cũng nhƣ thể hiện quyết

tâm của Chính phủ Trung Quốc trong việc xóa nghèo cho nông dân, nông thôn và “tam nông” đƣợc đầu tƣ mạnh mẽ – chất lƣợng và mức sống ở các vùng thị trấn có bƣớc phát triển, thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng cho dịch vụ công ở nông thôn, mở rộng chất lƣợng dịch vụ.

Một số minh chứng cho thấy Trung Quốc áp dụng những biện pháp hỗ trợ nông nghiệp có hiệu quả:

Thứ nhất, từ năm 2001, từng bƣớc xoá bỏ dần thuế nông nghiệp. Đến năm 2007, xoá bỏ hoàn toàn thuế nông nghiệp, thuế chăn nuôi, thuế đặc sản trên phạm vi toàn quốc. Mỗi năm giảm nhẹ gánh nặng 133,5 tỷ NDT cho nông dân [3]. Thực hiện thƣởng và trợ cấp cho những huyện lớn sản xuất lƣơng thực và các huyện, các xã khó khăn về tài chính.

Thứ hai, tăng đầu tƣ cho nông thôn. Trong 5 năm, từ 2002 – 2007, Trung ƣơng đã chi 1600 tỷ NDT (tƣơng đƣơng 200 tỷ USD) cho tam nông, trong đó chi gần 300 tỷ NDT (gần 40 tỷ USD) [19] cho xây dựng các công trình cơ bản ở nông thôn. Trong 6 năm qua, Trung Quốc đã xây mới thêm 1,3 triệu km đƣờng nông thôn, đã tăng đƣợc 100 triệu mẫu diện tích đƣợc tƣới nƣớc theo mô thức tiết kiệm; đã giải quyết đƣợc khó khăn về nƣớc uống và uống nƣớc an toàn cho gần 100 triệu nhân khẩu ở nông thôn.

Thứ ba, có chính sách hỗ trợ ở nhiều lĩnh vực, nhiều mức độ khác nhau nhƣ từ năm 2004 hỗ trợ trực tiếp đối với nông dân trồng lƣơng thực, hỗ trợ về giống, hỗ trợ mua máy móc công cụ. Từ năm 2006 hỗ trợ tƣ liệu sản xuất nông nghiệp. Mức hỗ trợ trực tiếp đối với nông dân trồng lƣơng thực trong các năm 2004 – 2006 tƣơng ứng là 11.600 triệu NDT; 13.200 triệu NDT và 14.200 triệu NDT. Mức hỗ trợ nhân rộng giống trong các năm 2004 – 2006 tƣơng ứng là 2852 triệu NDT; 3752 triệu NDT và 4020 triệu NDT. Mức hỗ trợ mua máy móc công cụ là 70 triệu NDT/ 2004; 300 triệu NDT/ 2005 và 670 triệu NDT/ 2006 [19].

Một phần của tài liệu Những vấn đề nảy sinh trong quá trình tăng trưởng cao ở Trung Quốc (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)