Mặt trái của các vấn đề kinh tế - xã hội – môi trƣờng Trung Quốc ngày càng rõ ràng và phức tạp. Mô hình tăng trƣởng hiện nay của Trung Quốc đã không còn tiềm năng phát triển. Nhƣ những phân tích ở trên, mô hình tăng trƣởng kinh tế của Trung Quốc là mô hình tăng trƣởng theo bề rộng, cũng chính là mô hình tăng trƣởng kiểu cũ dựa trên ba yếu tố gắn với nhau thành một hệ thống: (1) tăng trƣởng đầu tƣ nhanh, thu hút tƣ bản nƣớc ngoài nhằm tăng cƣờng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, tiếp cận các công nghệ hiện đại và tích luỹ ngoại tệ; (2) đẩy mạnh xuất khẩu dựa trên việc sử dụng hàng loạt sức lao động và nguồn tài nguyên giá rẻ hoặc không phải trả tiền; (3) kìm hãm khả năng tiêu dùng nội địa do phân phối thu nhập và sở hữu không đồng đều.
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã cho thấy mô hình tăng trƣởng dựa vào xuất khẩu của Trung Quốc dễ chịu tác động bởi việc nhu cầu hàng hóa ở các khu vực khác trên thế giới biến động. Những năm gần đây, kinh tế Trung Quốc đối đầu với tình trạng suy thoái của châu Âu. Trong thập kỷ qua, tăng trƣởng xuất khẩu chiếm tới 30% trong tăng trƣởng kinh tế Trung Quốc nói chung và khoảng 30% hàng xuất khẩu của Trung Quốc vào Liên minh Châu Âu. Nếu tình hình tại châu Âu tiếp tục trở nên tồi tệ, tăng trƣởng kinh tế Trung Quốc sẽ đi xuống do tiêu dùng kém đi. Tỷ lệ đóng góp của tiêu dùng vào nền kinh tế đã giảm từ mức lịch sử 60% xuống khoảng 36% hiện nay.
Vì vậy, Trung Quốc đang đứng trƣớc một thời điểm đặc biệt quan trọng, nếu không điều chỉnh cấu trúc của nền kinh tế thì động lực tăng trƣởng có thể biến mất. Thủ tƣớng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã coi mô hình tăng trƣởng hiện nay là tăng trƣởng bất ổn định, mất cân bằng, thiếu phối hợp và không bền vững. Muốn cho nền kinh tế giữ đà tăng trƣởng, nhất là sau khi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, Trung Quốc nhất thiết phải thay đổi phƣơng thức tăng trƣởng. Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos 2010, Thụy Sỹ, Phó Thủ thƣớng Trung Quốc, Lý Khắc Cƣờng nói, nƣớc này sẽ chuyển đổi từ mô hình tăng trƣởng dựa vào đầu tƣ và xuất khẩu sang mô hình tăng trƣởng dựa vào nhu cầu trong nƣớc. Quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế sẽ đƣợc xem xét từ kế hoạch 5 năm lần thứ 11 sang kế hoạch lần thứ 12 và qua góc độ của tƣơng quan lực lƣợng và những lực cản trong xã hội.
Kỳ họp quốc hội Trung Quốc tháng 3/2011 đã thông qua kế hoạch 5 năm thứ 12, đƣợc coi là “sáng kiến chiến lƣợc táo bạo nhất” của Trung Quốc. Với kế hoạch 2011 - 2015 này, Trung Quốc sẽ chuyển hóa toàn bộ mô hình kinh tế, từ phƣơng thức tăng trƣởng phụ thuộc vào đầu tƣ và xuất khẩu sang phƣơng thức tăng trƣởng mới mà động lực chính là ngƣời tiêu dùng Trung Quốc: kế hoạch 5 năm lần thứ 12 sẽ châm ngòi cho “câu chuyện tiêu dùng lớn nhất trong lịch sử hiện đại”, tác động không chỉ trên nền kinh tế Trung Quốc mà cả thế giới còn lại và có hậu quả trƣớc
hết đối với nền kinh tế Mỹ [55]. Việc chuyển đổi mô hình tăng trƣởng từ kiểu cũ sang kiểu mới đƣợc nhìn nhận ở hai góc độ cơ bản.