Mặc dù đời sống của ngƣời dân đƣợc cải thiện đáng kể, tỷ lệ đói nghèo giảm, nhƣng chỉ số bất bình đẳng về thu nhập (Gini) ở Việt Nam còn cao, và tăng qua các năm (năm 2004 Gini là 0,423, năm 2006 hệ số này là 0,425). Hệ số Gini cao thể hiện phân hoá thu nhập, phân hoá giàu nghèo cao giữa các tầng lớp dân cƣ. Đi đôi với nó là vấn đề tam nông (nông dân, nông nghiệp, nông thôn). Về nông nghiệp, vẫn là sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, dựa trên phƣơng pháp truyền thống là chính, chất lƣợng nông sản còn thấp; thể chế thị trƣờng nông sản chủ yếu chỉ dựa vào quan hệ nông dân - doanh nghiệp theo kiểu nông nghiệp hợp đồng; dịch vụ công phục vụ
nông nghiệp còn yếu; đất nông nghiệp bị đầu cơ kiếm lời; giá đầu vào của sản xuất nông nghiệp tăng mạnh mà giá nông sản không theo kịp; biến đổi khí hậu và rủi ro trong nông nghiệp ngày càng tăng… Về nông dân, nông dân Việt Nam còn quá nghèo; ít đƣợc hƣởng phúc lợi xã hội nhƣ giáo dục, y tế; tình trạng di cƣ ra thành thị tự phát do thiếu việc làm; thiếu nghiệp đoàn nông dân, vị thế của nông dân trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mờ nhạt, không nắm đƣợc thị trƣờng và luôn chạy theo thị trƣờng. Mức hƣởng thụ phúc lợi xã hội quá thấp, với 70% dân số song mới hƣởng thụ 25% mức đầu tƣ về giáo dục và y tế… Về nông thôn, chiếm 70% dân số nhƣng thu nhập của nông dân mới bằng một phần ba mức bình quân của cả nƣớc, điều kiện sống lạc hậu, tỷ lệ đói nghèo cao (18%), thất nghiệp cao, phần lớn lực lƣợng lao động phải rời quê hƣơng kiếm sống. Thời gian lao động thực tế ở nông thôn mới đạt 65%, thiếu các thể chế dựa vào cộng đồng; môi trƣờng nông thôn bị ô nhiễm nghiêm trọng; thiếu mạng lƣới an sinh xã hội, trong khi thu nhập tƣơng đối giảm mạnh…
Cũng nhƣ Trung Quốc, Việt Nam rất coi trọng vấn đề “tam nông”, chủ trƣơng phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển xã hội: phát triển kinh tế là phát triển nông nghiệp, phát triển xã hội là phát triển nông thôn, phải chú ý đến lợi ích của ngƣời nông dân. Để giải quyết khoảng cách giữa nông thôn và thành thị phải tiến hành phát triển nông thôn đi đôi với phát triển đô thị. Việc phát triển đô thị của nƣớc ta hiện nay đang diễn ra không có quy hoạch và đi đôi với việc đầu cơ ruộng đất và tham nhũng. Nhà nƣớc cần chấm dứt tình trạng này để cứu lấy nông dân và an ninh lƣơng thực. Vì vậy, cần quy hoạch lại việc sử dụng đất đai: sử dụng cơ chế thị trƣờng trong định giá đất chứ không phải theo mục đích sử dụng đất nhƣ vẫn làm. Cần bồi hoàn công bằng hợp lý cho nông dân.
Hiện đại hóa nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp tăng trƣởng theo chiều sâu, coi trọng giá trị cao trên một đơn vị diện tích thay vì chạy theo sản lƣợng đơn thuần. Giải pháp cần hƣớng tới: xây dựng chính sách khuyến nông và chuyển giao công nghệ nông nghiệp. Cơ giới hóa đồng bộ các khâu sản xuất nông nghiệp. Xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, chuyên canh (thông qua sự tháo gỡ về chính sách
đất đai) gắn sản xuất với công nghiệp chế biến, nâng cao giá trị gia tăng thông qua chế biến, hình thành thị trƣờng tiêu thụ nông sản, kích thích tiêu thụ nội địa, sản xuất hàng hóa gắn với tổ chức tiêu thụ lớn.
Xây dựng nông thôn mới. Tập trung đầu tƣ vào các lĩnh vực trọng yếu nhƣ giao thông, thủy lợi, bệnh viện, trƣờng học. Đối với giao thông phải có quy hoạch hệ thống, nối liền giữa giao thông nông thôn với tỉnh lộ, quốc lộ hƣớng tới thúc đẩy phát triển sản xuất, lƣu thông hàng hóa. Giao thông phải liên kết đƣợc các vùng kinh tế động lực với vùng kinh tế nông nghiệp, tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đối với thủy lợi, thực hiện thủy lợi hóa đa mục tiêu, ứng dụng công nghệ mới, hoàn thiện công tác dự báo thiên tai. Phát triển mạng lƣới điện nông thôn không chỉ phục vụ nông nghiệp mà cả công nghiệp nông thôn. Tăng cƣờng cơ sở vật chất và con ngƣời để chăm lo sức khỏe cho ngƣời dân, hình thành hệ thống bệnh viện vùng.
Chuyển đổi và phân bổ nguồn nhân lực ở nông thôn. Điều căn bản là phải tạo ra việc làm cho nông dân, nhất là lao động trẻ, còn nông dân phải đáp ứng đƣợc yêu cầu của việc làm mới. Một thực tế là chỉ có hơn 8% nguồn nhân lực nông thôn đã qua đào tạo. Lao động nông nghiệp cần có đủ kiến thức và trình độ áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất tiên tiến và một bộ phận lớn có tay nghề. Cùng với việc phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ nông thôn, cần sớm hình thành thị trƣờng lao động nông thôn, tạo việc làm mới cho nông dân, bao gồm cả ƣu tiên xuất khẩu lao động.
Về chính sách đầu tƣ: Cuộc chuyển đổi lần này trong nông nghiệp và nông thôn mang tính toàn diện hơn chứ không đơn thuần là giải phóng sức lao động nhƣ thời kỳ “khoán 10”, “khoán 100”. Nguồn đầu tƣ cho nông nghiệp và nông thôn phải tƣơng ứng với yêu cầu của sự phát triển. Ngân sách nhà nƣớc nên ƣu tiên cho ba lĩnh vực lớn: xây dựng nông thôn mới, hiện đại hóa nông nghiệp và thực hiện công bằng xã hội với nông dân. Kinh nghiệm của Trung Quốc là năm đầu tiên đầu tƣ gấp hai lần năm trƣớc đó và với mức tăng 15%/năm, sau 5 năm mức đầu tƣ cao hơn bốn lần so với kế hoạch 5 năm trƣớc.
Đi kèm với vấn đề chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị là vấn đề nghèo đói. Công tác xoá đói giảm nghèo đã đạt đƣợc nhiều thành công nhƣng vẫn còn nhiều bất cập, chẳng hạn: phần lớn ngƣời nghèo sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số, những nơi mà thu nhập ngƣời dân thƣờng rất thấp, điều kiện s
nhiều (61 huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%). Sự chênh lệch về thu nhập, sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cƣ, giữa các vùng chƣa đƣợc thu hẹp, còn có xu hƣớng giãn ra. Tính đến cuối năm 2008, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là vùng Tây Bắc tới 31,5% và Đông Nam Bộ, vùng có tỷ lệ nghèo thấp nhất là 3,2%, chênh nhau 9,8 lần. Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ thì chênh lệch thu nhập giữa 20% hộ giàu nhất với 20% hộ nghèo nhất năm 2006 là 8,37 lần và ƣớc tính năm 2008 là 8,4 lần. Chênh lệch thu nhập giữa 10% nhóm giàu nhất với 10% nhóm nghèo nhất ở nông thôn là 13,5 lần [11].
Trong tất cả các mục tiêu thiên niên kỷ, Việt Nam đạt đƣợc tiến bộ ấn tƣợng nhất ở mục tiêu thiên niên kỷ 1 về giảm nghèo. Việt Nam đã giảm đƣợc 75% tỉ lệ nghèo, từ 58.1% năm 1990 xuống còn 14.5% năm 2008. Tỉ lệ thiếu đói giảm hơn 2/3, từ 24.9% năm 1993 xuống còn 6.9% năm 2008 [11]. Ngƣời nông dân thiếu việc làm do bị mất đất dẫn đến thiếu việc làm tại nông thôn và xu hƣớng di dân ra thành phố để mƣu sinh là không thể tránh khỏi.
Một số biện pháp xoá đói giảm nghèo đƣợc đƣa ra là: nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo; phát huy hơn nữa vai trò của chính quyền địa phƣơng; tạo điều kiện tốt hơn nữa cho ngƣời nghèo tiếp cận đƣợc các dịch vụ xã hội, đặc biệt là giáo dục tiểu học, y tế; tăng cƣờng cung cấp vốn tín dụng cho ngƣời nghèo; nâng cao kỹ thuật, kiến thức cho ngƣời nghèo: tại phiên họp tháng 4 diễn ra vào 5/2009, Chính phủ đã thảo luận và cho ý kiến về Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, kinh phí hơn 32.000 tỉ đồng [43]; tăng cƣờng ý thức tiết kiệm cho ngƣời nghèo…