Thất nghiệp và di dân quá lớn ra thành thị tạo ra sức ép rất lớn cho phát triển xã hội. Do đó, cần giải quyết những gánh nặng này nhằm tạo điều kiện và môi trƣờng thông thoáng cho kinh tế xã hội phát triển.
a) Phƣơng hƣớng chung trong điều chỉnh chính sách việc làm là: “thị trƣờng hoá việc làm, công khai hoá thất nghiệp, ngƣời lao động đƣợc bảo vệ, ngƣời thất nghiệp đƣợc bảo hiểm”. Phƣơng châm là “kết hợp giữa ngành lao động giới thiệu việc làm, tự nguyện tổ chức tìm việc làm và tự tìm việc làm”. Từ phƣơng hƣớng này, Trung Quốc đã đƣa ra những chính sách điều chỉnh nhƣ sau:
- Tinh giản cơ cấu: Năm 1998, Quốc hội Trung Quốc thông qua phƣơng án cải cách cơ cấu của Quốc vụ viện quyết định giảm số Bộ, Uỷ ban từ 49 xuống còn 29, đƣa một nửa số quan chức, nhân viên rời khỏi cƣơng vị (các cấp chính quyền bên dƣới cũng có sự cắt giảm tƣơng ứng). Trong các doanh nghiệp quốc hữu, số công nhân viên chức rời khỏi cƣơng vị tính đến năm 2000 vào khoảng 20 triệu ngƣời [7].
- Mở rộng thị trƣờng lao động, trƣờng, trung tâm đào tạo nghề nghiệp. Với phƣơng châm “thị trƣờng việc làm dƣới sự chỉ đạo của chính sách nhà nƣớc”, Trung Quốc đã hình thành nên cục diện “Nhà nƣớc điều chỉnh khống chế vĩ mô, thành thị và nông thôn phát triển nhịp nhàng, doanh nghiệp tự chủ dùng ngƣời, cá nhân tự chủ lựa chọn, thị trƣờng điều tiết cung cầu, xã hội cung cấp dịch vụ” thực hiện việc làm đƣợc cạnh tranh lành mạnh.
Ngoài ra Trung Quốc còn thực hiện đẩy mạnh xuất khẩu lao động và giải quyết sức lao động dƣ thừa ở nông thôn thông qua các chủ trƣơng: chuyển dịch tại chỗ: “không rời đất, không rời làng” và “rời đất, không rời làng” và chuyển dịch sang nơi khác: “rời làng, không rời đất” và “rời đất, rời làng”. Lực lƣợng lao động dƣ thừa ở nông thôn đã hình thành 2 đội quân: công nhân viên của các xí nghiệp hƣơng trấn và đội “dân công lƣu động”.
b) Điều chỉnh chính sách phát triển nguồn nhân lực:
Các chính sách cải cách giáo dục:
Nhiệm vụ chính của giáo dục đại học, sau đại học và dạy nghề hiện nay của Trung Quốc là đào tạo đƣợc nhiều nhân tài đáp ứng đƣợc các nhu cầu cấp thiết của xã hội. Cho đến nay, tất cả các trƣờng đại học và cao đẳng ở Trung Quốc đều đƣợc chấn chỉnh lập lại kế hoạch, sắp xếp các hoạt động phù hợp với kinh tế thị trƣờng và phát triển khoa học kỹ thuật.
Nghị quyết Trung ƣơng 6 khoá XVI nhấn mạnh việc hoàn thiện chế độ trợ cấp, hỗ trợ cho giáo dục, đẩy mạnh sắp xếp công bằng các nguồn lực trong giáo dục nhƣ hoàn thiện chế độ hỗ trợ, tiền học bổng của Nhà nƣớc trong giai đoạn học đại học, trung học phổ thông. Một số chính sách đƣợc thực hiện đó nhƣ: (1) xây dựng kiện toàn chế độ học bổng và trợ cấp của Nhà nƣớc ở các trƣờng đại học và dạy nghề, Chính phủ tăng đầu tƣ cho việc này từ 1,8 tỷ USD năm 2006 lên 9,5 tỷ USD năm 2007 và năm 2008 tăng lên đến 20 tỷ USD; (2) thực hiện chính sách cho học sinh vay tiền đi học, cho những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn đƣợc đi học và đƣợc học nghề. Khoảng 20 triệu học sinh nghèo khó, 4 triệu học sinh đại học ở 1.800 trƣờng đại học (chiếm khoảng 20% số học sinh đại học) trong cả nƣớc và 16 triệu học sinh trung cấp, học nghề trong 15.000 trƣờng trung cấp dạy nghệ nhận đƣợc những trợ cấp khác nhau.
Chính sách phát triển nguồn nhân lực:
Đối với Trung Quốc, nhu cầu về nhân tài ngày càng trở lên cấp bách hơn bao giờ hết. Quốc gia này đã rất thành công trong chính sách linh hoạt khi tuyển dụng và bố trí công việc cho ngƣời tài trong khu vực công. Vài năm gần đây, Trung Quốc
áp dụng cơ chế tuyển dụng, bố trí công việc tại các cơ quan nhà nƣớc theo hƣớng: không ràng buộc hộ khẩu, có thể cộng tác thêm nơi khác để tăng thu nhập... Những thành phố đi đầu nhƣ Thƣợng Hải, Bắc Kinh thi hành chính sách đãi ngộ nhân tài không phân biệt văn bằng, địa vị xã hội hay quốc tịch. Một cơ chế mở đã tạo điều kiện cho ngƣời tài chủ động tìm đến với Nhà nƣớc thay vì chảy máu chất xám sang lĩnh vực tƣ nhân, đặc biệt là sang các tập đoàn đa quốc gia. Mỗi địa phƣơng ở Trung Quốc lại có những cách riêng và hiệu quả để thực hiện chiến lƣợc nhân tài.
Thành công tiếp theo của Trung Quốc là thu hút Hoa kiều tài năng. Hiện nay, với hơn 30 triệu Hoa Kiều, Trung Quốc đang là quốc gia có lƣợng kiều bào sống ở nƣớc ngoài đông nhất thế giới. Trong số đó, có rất nhiều ngƣời đã trở thành những nhà khoa học xuất sắc, những nhà quản lý các tập đoàn đa quốc gia đầy kinh nghiệm… Họ rất cần thiết cho sự phát triển để hình thành nền kinh tế tri thức của Trung Quốc. Nhận thức đƣợc điều đó, Trung Quốc đã có những chiến lƣợc dài hạn và những sách lƣợc cụ thể để thu hút và trọng dụng lực lƣợng này. Trung Quốc thƣờng xuyên cử những đoàn tuyển dụng nhân tài với quy mô lớn, đi đến các nƣớc châu Âu và Mỹ, tuyển dụng nhân tài là các lƣu học sinh ƣu tú. Hiện nay, lớp các nhà khoa học đƣợc khuyến khích du học tại các nƣớc tiên tiến từ những năm 1980 - 1990 (thời kỳ bắt đầu tiến hành cải cách ở Trung Quốc) đã trở về ngày càng nhiều do điều kiện và cơ hội làm việc trong nƣớc tốt lên và họ đang đóng góp rất tốt cho nền kinh tế đang phát triển “bùng nổ” để hình thành nền kinh tế tri thức trong tƣơng lai của Trung Quốc.
3.1.2.6. Nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế
Sức ép cạnh tranh trong thƣơng mại, đầu tƣ cũng tạo nên sức ép đổi mới thể chế của Trung Quốc. Nếu thực hiện tốt việc xử lý vấn nạn tham nhũng, đi kèm theo đó là đổi mới về thể chế kinh tế, chính sách pháp luật sẽ tạo điều kiện, môi trƣờng thuận lợi cho thƣơng mại và đầu tƣ nƣớc ngoài phát triển, khẳng định thêm vai trò của Trung Quốc trên trƣờng quốc tế.
Về pháp luật, Trung Quốc đã xây dựng và hoàn thiện dần hệ thống pháp luật đặc sắc XHCN của mình. Trong số 229 luật có hiệu lực hiện hành của Trung Quốc
có 79 luật có liên quan tới lĩnh vực hành chính, chiếm 34,49%; 54 luật có liên quan đến lĩnh vực kinh tế, chiếm 23,58%; 39 luật liên quan đến Hiến pháp, chiếm 17,03%; 32 luật liên quan đến lĩnh vực dân sự thƣơng mại, chiếm 13,97% [24]. Với hệ thống pháp luật không ngừng đƣợc điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tế trong nƣớc và quốc tế, Trung Quốc đã xây dựng đƣợc hành lang pháp lý hiệu quả, đảm bảo tính cạnh tranh công bằng, tạo môi trƣờng thuận lợi, kích thích các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, phục vụ cho phát triển kinh tế bền vững và đậm bản sắc Trung Quốc.
Về đổi mới thể chế kinh tế, Đại hội XIV chỉ ra: “thể chế kinh tế thị trƣờng chính là làm cho thị trƣờng phát huy đƣợc vai trò có tính cơ sở trong việc bố trí các nguồn lực dƣới sự điều tiết của nhà nƣớc XHCH” [7]. Với mục tiêu trên, chính phủ Trung Quốc đã từng bƣớc điều chỉnh các chính sách kinh tế theo hƣớng xây dựng nền kinh tế thị trƣờng. Nội dung cải cách thể chế kinh tế của Trung Quốc bao gồm: cải cách chế độ sở hữu trong đó đặc biệt là cải cách xí nghiệp quốc doanh mà trọng điểm là rút ra các khoản vốn quan trọng của nhà nƣớc đã dồn quá nhiều cho khu vực kinh tế này, đồng thời tìm tòi một hình thức sở hữu công cộng mới cùng với 2 việc này là ra sức phát triển kinh tế cá thể và kinh tế tƣ nhân.
- Xây dựng hệ thống thị trƣờng, chủ ý đến 2 loại thị trƣờng là thị trƣờng hàng hoá và thị trƣờng các yếu tố sản xuất nhƣ vốn, lao động.
- Cải cách sự phân phối mà trọng điểm là sự phân phối theo sự đóng góp giá trị của các yếu tố sản xuất.
- Thiết lập chế độ bảo hiểm xã hội với những cải cách cần thiết về nội dung và các phƣơng thức thực hiện.
- Cải cách chế độ quản lý của bản thân chính phủ. Gia nhập WTO, Trung Quốc thực hiện sửa đổi hệ thống pháp luật về kinh tế thƣơng mại theo 2 nguyên tắc: Một là, phải lấy những nguyên tắc cơ bản của WTO để sửa đổi, chẳng hạn: không kỳ thị mậu dịch, thực hiện tự do mậu dịch và cạnh tranh công bằng... Hai là, sửa đổi pháp luật, pháp quy của các bộ ngành phải lấy “4 nguyên tắc lớn” mà WTO quy
định làm nền tảng. Ngoài ra còn nêu lên “4 nguyên tắc lớn khác” là: “ Thống nhất pháp chế, minh bạch hoá, thẩm tra tƣ pháp và không phân biệt đối xử” [7].
Sức ép đổi mới khiến Trung Quốc rút ra những bài học đắt giá, từ đó xây dựng, điều chỉnh cho hài hoà và phù hợp với yêu cầu của thực tế. Với những đổi mới thể chế, đặc biệt là pháp luật và thể chế kinh tế nhƣ trên, Trung Quốc đã gặt hái đƣợc rất nhiều thành công trong phát triển kinh tế đậm đà bản sắc Trung Quốc vì mục tiêu phát triển bền vững và phát triển xã hội hài hoà XHCN. Từ những giải pháp này, Việt Nam có thể rút ra đƣợc những bài học thích hợp áp dụng vào điều kiện đất nƣớc trên cơ sở có nhiều mối tƣơng đồng với Trung Quốc.