Cuối năm 2008, Việt Nam có khoảng 45 triệu lao động. Một nửa số này làm nghề nông, lâm và thuỷ sản. Theo Bộ Lao Động, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam vào khoảng 4,64%, tức là khoảng hơn 2 triệu lao động không có việc làm [62]. Rút bài học từ Trung Quốc, để giải quyết việc làm cho số ngƣơi thất nghiệp trên, cần thực hiện tốt các giải pháp chủ yếu sau:
Một là, hoàn thiện thể chế thị trƣờng lao động theo định hƣớng xã hội chủ
nghĩa; tăng cƣờng phân cấp, nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt động trong lĩnh vực lao động - việc làm.
Hai là, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nƣớc và quốc
tế cho đầu tƣ phát triển, nhất là những vùng, ngành, lĩnh vực có khả năng thu hút nhiều lao động nhƣ: các vùng kinh tế động lực, trọng điểm ở 3 miền, khu vực dân doanh, trƣớc hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; kinh tế trang trại, hợp tác xã, làng nghề, xã nghề tiểu thủ công nghiệp... Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá - hiện đại hoá để tạo thêm nhiều việc làm tại chỗ, góp phần giảm bớt áp lực về lao động ra các thành phố làm việc.
Ba là, tăng cƣờng sự hỗ trợ của Nhà nƣớc trong giải quyết việc làm và phát
triển thị trƣờng lao động thông qua việc thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về việc làm, thực hiện lồng ghép có hiệu quả Chƣơng trình với các chƣơng trình mục tiêu quốc gia khác (về giáo dục - đào tạo, về giảm nghèo...) và các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố.
Bốn là, hoàn thiện và phát triển thị trƣờng lao động, trong đó tập trung vào
các nội dung nhƣ: xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trƣờng lao động nhằm phổ biến rộng rãi cho mọi đối tƣợng có nhu cầu; phát triển đồng bộ hệ thống giao dịch trên thị trƣờng theo hƣớng quy hoạch tổng thể hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm và các cơ sở giới thiệu việc làm; tổ chức thƣờng xuyên, định kỳ các sàn giao dịch việc làm để có thể kết nối hoạt động giao dịch trên phạm vi toàn quốc.
Năm là, nâng cao chất lƣợng nguồn lao động cả về trình độ học vấn và trình
độ; giáo dục - đào tạo theo định hƣớng gắn với cầu lao động, đồng thời, nâng cao hiểu biết về pháp luật, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp và nâng cao thể lực đảm bảo cung cấp đội ngũ lao động có chất lƣợng cả về thể lực và trí lực, đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất công nghiệp.
Sáu là, hoàn thiện và phát triển hệ thống an sinh xã hội: tập trung vào các
chính sách đối với lao động nông thôn bị mất việc làm, thiếu việc làm do quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, đối với lao động dôi dƣ và các chính sách về bảo hiểm xã hội, đặc biệt là bảo hiểm thất nghiệp... tạo cơ hội cho mọi đối tƣợng đều đƣợc hƣởng thành quả từ hội nhập, thực hiện mục tiêu phát triển vì con ngƣời của Đảng.
Vấn đề di cƣ ở Việt Nam, đặc biệt là từ nông thôn ra thành thị có quy mô lớn hơn nhiều so với thế giới. Di cƣ ồ ạt một cách tự phát gây ra nhiều vấn đề xã hội, môi trƣờng, không đƣợc hƣởng những phúc lợi xã hội nhƣ bảo hiểm, nhà ở, bệnh viện, giáo dục… Để hạn chế tối đa những tác hại tiêu cực của di cƣ tự do, một số biện pháp có thể đƣợc sử dụng bao gồm:
- Đề nghị nhà nƣớc đƣa việc giải quyết vấn đề ổn định di cƣ tự do thành chƣơng trình quốc gia, đầu tƣ thích đáng.
- Phải có quan điểm tổng thể trong việc xử lý vấn đề di cƣ tự do, coi vấn đề này nhƣ một bộ phận hữu cơ của chiến lƣợc xoá đói giảm nghèo.
- Sớm thực thi các dự án tổng quan và các dự án điểm nhằm ổn định dân di cƣ tự do của một số tỉnh đã đƣợc các ngành chức năng của Trung ƣơng thẩm định.
- Đầu tƣ tiếp ngân sách cho các tỉnh còn chỉ tiêu tiếp nhận dân di cƣ.
- Tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với dân di cƣ tự do bằng các văn bản pháp quy, nhƣ đất đai tự khai phá, giao quyền sử dụng đất lâu dài, đăng ký hộ khẩu.