Nhân tố phi kinh tế

Một phần của tài liệu Những vấn đề nảy sinh trong quá trình tăng trưởng cao ở Trung Quốc (Trang 27)

Ngoài các nhân tố kinh tế có thể đo lƣờng cụ thể nhƣ trên, các nhân tố phi kinh tế cũng tác động đến quá trình tăng trƣởng và phát triển kinh tế, tuy nhiên các nhân tố này không tác động một cách riêng rẽ mà mang tính tổng hợp, đan xen tạo nên tính chất đồng thuận hay không đồng thuận, thêm vào đó là khó có thể phân biệt và đánh giá phạm vi, mức độ tác động của từng nhân tố đến nền kinh tế. Một số nhân tố phi kinh tế tác động đến tăng trƣởng và phát triển có thể kể đến:

a) Đặc điểm văn hoá – xã hội

Nhân tố này bao trùm từ các tri thức phổ thông đến các tích luỹ tinh hoa của văn minh nhân loại về khoa học, công nghệ, văn học, lối sống và cách ứng xử trong quan hệ giao tiếp, những phong tục tập quán... Trình độ văn hoá cao đồng nghĩa với trình độ văn minh cao và sự phát triển cao của mỗi quốc gia.

b) Nhân tố thể chế chính trị - kinh tế - xã hội

Các thể chế chính trị - kinh tế – xã hội đƣợc thừa nhận tác động đến quá trình phát triển đất nƣớc theo khía cạnh tạo dựng hành lang pháp lý và môi trƣờng xã hội cho các nhà đầu tƣ.

Một thể chế chính trị - xã hội ổn định và mềm dẻo sẽ tạo điều kiện để đổi mới liên tục cơ cấu và công nghệ sản xuất phù hợp với những điều kiện thực tế, tạo ra tốc độ tăng trƣởng và phát triển nhanh chóng. Ngƣợc lại một thể chế không phù hợp sẽ gây ra cản trở, mất ổn định, thậm chí đi đến chỗ phá vỡ những quan hệ cơ bản làm nền kinh tế đi vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng trầm trọng hoặc gây ra những xung đột chính trị, xã hội. Tuy vậy, yếu tố thể chế chỉ tạo điều kiện thúc đẩy sự tăng trƣởng kinh tế, tức là tạo các điều kiện thuận lợi để hƣớng hoạt động theo mục tiêu có lợi và hạn chế các mặt bất lợi, không nên dùng thể chế làm thay cho tất cả và tạo ra tất cả theo ý muốn.

Trong cộng đồng quốc gia, có các tộc ngƣời khác nhau cùng sống, họ có thể khác nhau về chủng tộc, về khu vực sinh sống và với quy mô khác nhau so với tổng dân số quốc gia, do đó có những điều kiện sống khác nhau về trình độ tiến bộ văn minh, về mức sống vật chất, về vị trí địa lý và địa lý chính trị - xã hội trong cộng đồng. Sự phát triển của tổng thể kinh tế có thể đem đến những biến đổi có lợi cho dân tộc này, nhƣng bất lợi cho những dân tộc kia. Đó chính là nguyên nhân nảy sinh xung đột giữa các dân tộc ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế đất nƣớc. Do vậy phải lấy tiêu chuẩn bình đẳng, cùng có lợi cho tất cả các dân tộc, nhƣng lại bảo tồn đƣợc bản sắc riêng và các truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc, khắc phục đƣợc các xung đột và mất ổn định chung của cộng đồng. Điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tăng trƣởng và phát triển.

d) Cơ cấu tôn giáo

Vấn đề tôn giáo đi liền với vấn đề dân tộc, mỗi tộc ngƣời đều theo một tôn giáo. Trong một quốc gia có nhiều tôn giáo, các tộc ít ngƣời, ít tiếp xúc với thế giới hiện đại thƣờng tôn thờ các thần linh theo quan niệm. Mỗi tôn giáo còn chia làm nhiều giáo phái. Ngoài ra còn có nhiều đạo giáo riêng mà chỉ có một số dân tộc tôn thờ. Mỗi đạo giáo có những quan niệm, triết lý tƣ tƣởng riêng, bám sâu vào cuộc sống của dân tộc từ lâu đời, tạo ra những ý thức tâm lý – xã hội riêng của dân tộc. Những ý thức tôn giáo thƣờng là cố hữu, ít thay đổi theo sự phát triển kinh tế xã hội. Những thiên kiến của tôn giáo nói chung có ảnh hƣởng tới sự tiến bộ xã hội tuỳ theo mức độ, song có thể là sự hoà hợp nếu có chính sách đúng đắn của Chính phủ.

e) Sự tham gia của cộng đồng

Dân chủ và phát triển là hai vấn đề có tác dụng tƣơng hỗ lẫn nhau. Sự phát triển là điều kiện làm tăng thêm năng lực thực hiện quyền dân chủ của cộng đồng dân cƣ trong xã hội. Ngƣợc lại, về phía mình sự tham gia của cộng đồng là một nhân tố bảo đảm tính chất bền vững và tính động lực nội tại cho phát triển kinh tế, xã hội. Các nhóm cộng đồng dân cƣ tham gia trong việc xác định các mục tiêu của chƣơng trình, dự án phát triển quốc gia, phát triển địa phƣơng của họ, tham gia trong việc tổ chức cung cấp nguồn lực cần thiết, tham gia trong quá trình tổ chức

thực hiện, kiểm tra giám sát các hoạt động phát triển tại cộng đồng và tự quản lý các thành quả của quá trình phát triển. Đó chính là yếu tố cần thiết cho một xã hội phát triển nhằm tạo dựng sự nhất trí cao, tính hiệu quả và sự thích ứng, ổn định trong thực hiện mục tiêu phát triển, đồng thời khích lệ đƣợc tiềm năng của mọi cá nhân và cả cộng đồng vào quá trình phát triển kinh tế, giảm thiểu hiện tƣợng tham nhũng trong xã hội.

Một phần của tài liệu Những vấn đề nảy sinh trong quá trình tăng trưởng cao ở Trung Quốc (Trang 27)