Giảm bớt cách biệt giữa các vùng, miền trong cả nước

Một phần của tài liệu Những vấn đề nảy sinh trong quá trình tăng trưởng cao ở Trung Quốc (Trang 97)

Về thu hẹp khoảng cách vùng miền, đặc biệt là vùng ven biển miền Đông phát triển nhất và miền Tây chậm phát triển nhất, Trung Quốc chủ trƣơng đẩy mạnh

phát triển miền Tây, đổi mới công nghệ vùng ven biển. Khi cải cách mở cửa, ở miền ven biển thành phần quốc hữu tụt xuống thấp thì thành phần dân doanh phi quốc hữu tăng lên mạnh, có nơi chiếm tới 90% thu hút hết số ngƣời thất nghiệp từ quốc hữu giãn ra. Ở miền Tây thì khác, với 12 tỉnh, thành phố, khu tự trị nghèo nhƣ Trùng Khánh, Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam, Tân Cƣơng, Nội Mông, Quảng Tây với dân số khoảng 400 triệu ngƣời, thành phần quốc hữu chiếm tới hơn 50%, có nơi lên đến 70 – 80% [7]. Doanh nghiệp quốc hữu làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ nhiều, thất nghiệp tăng, trong khi đó doanh nghiệp dân doanh không phát triển đƣợc. Miền Tây gặp nhiều bất lợi: chính sách của chính phủ chƣa phát huy đƣợc các ƣu thế của địa phƣơng, môi trƣờng đầu tƣ kém hấp dẫn, dung lƣợng thị trƣờng nhỏ, sức mua thấp (80% ngƣời nghèo của Trung Quốc sống ở miền Tây). Do đó, Trung Quốc từ điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế vùng, chuyển sang khuyến khích phát triển miền Tây. Trung Quốc đã nêu lên 5 trọng tâm trong chính sách khai thác, phát triển miền Tây là:

- Nhanh chóng xây dựng cơ sở hạ tầng. Trung Quốc quyết tâm đầu tƣ cho xây dựng cơ sở hạ tầng miền Tây theo phƣơng châm “đầu tƣ lớn hơn, xây dựng sớm hơn, đi tắt đón đầu”. Cơ sở hạ tầng ở đây bao gồm: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, mạng lƣới điện thoại thành thị và nông thôn...

- Coi trọng giải quyết vấn đề môi trƣờng sinh thái. Trong thời kỳ đầu khai thác miền Tây, Trung Quốc tập trung vào giải quyết 3 vấn đề chủ yếu: Một là, nghiêm cấm việc chặt phá rừng thiên nhiên ở vùng thƣợng du sông Trƣờng Giang và Hoàng Hà, chuyển các công ty khai thác rừng trƣớc đây thành đơn vị bảo vệ rừng và chăm sóc rừng. Hai là, đầu tƣ phát triển các rừng công ích sinh thái ở vùng hạn hán và sa mạc Tây Bắc, Nội Mông, đề phòng tình trạng hoang mạc hoá và sa mạc hoá. Ba là, từng bƣớc xoá bỏ canh tác đồi gò, chuyển sang trồng rừng, trồng cỏ.

- Điều chỉnh cơ cấu ngành nghề. Tăng cƣờng phát triển nông nghiệp, thúc đẩy quá trình thị trƣờng hoá nông nghiệp, phát triển ngành gia công chế biến có ƣu thế cạnh tranh, đồng thời phát triển ngành dịch vụ, hình thành nên một quần thể

ngành nghề có ƣu thế cạnh tranh. Trong số các ngành nghề có ƣu thế ở miền Tây, Trung Quốc đã phân loại thành một số ngành nghề có triển vọng để tập trung đầu tƣ phát triển nhƣ: ngành gia công chế biến nông nghiệp, chăn nuôi, các loại thổ sản miền núi, dƣợc liệu đông y. Các ngành công nghiệp vật liệu hợp kim mới và vật liệu mới phi kim loại, phát triển công nghiệp điện tử thông tin, máy phát điện quang, các công trình sinh học và công nghệ thuốc chữa bệnh.

- Tích cực phát triển giáo dục và khoa học kỹ thuật. Xây dựng năng lực khoa học kỹ thuật, xây dựng các hạng mục thí điểm khoa học kỹ thuật, kế hoạch khai thác và phát triển nguồn lực nhân tài, kế hoạch thu hút và trao đổi nhân tài. Về mặt giáo dục, ngoài việc phát triển giáo dục đại học, nâng học chất lƣợng bồi dƣỡng nhân tài, Trung Quốc còn tích cực tăng cƣờng giáo dục cơ sở, phát triển giáo dục hƣớng nghiệp, vận dụng kỹ thuật thông tin hiện đại phát triển giáo dục từ xa, đẩy nhanh tiến trình phổ cập giáo dục nghĩa vụ 9 năm và thanh toán nạn mù chữ cho tầng lớp thanh niên và trung niên, nâng cao trình độ cho ngƣời lao động.

- Tiếp tục đi sâu cải cách, mở rộng hơn nữa, đột phá vào những rào cản về thể chế đã trói buộc sự phát triển kinh tế xã hội của miền Tây, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng xã hội chủ nghĩa. Nội dung đột phá bao gồm: xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại, thực hiện cổ phần hoá đối với các doanh nghiệp quốc hữu cỡ lớn và vừa, cải tạo và chỉnh lý pháp nhân doanh nghiệp quốc hữu cỡ vừa và nhỏ, căn cứ vào tình hình phát triển sức sản xuất xã hội của miền Tây, coi trọng phát triển kinh tế phi công hữu các loại.

Một phần của tài liệu Những vấn đề nảy sinh trong quá trình tăng trưởng cao ở Trung Quốc (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)