Suốt nhiều thế kỷ qua, Trung Quốc chủ yếu vẫn là nƣớc nông nghiệp, nhƣng những cải cách kinh tế đã thúc đẩy phát triển với tốc độ chóng mặt, kéo theo đó là
một lƣợng lớn dân số dịch chuyển ra các thành phố, các khu vực ven biển. Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, số lƣợng nông dân Trung Quốc bị mất ruộng đất cho các dự án đầu tƣ phi quốc hữu ngày một nhiều. Hơn 43% nông dân Trung Quốc là nạn nhân của việc thu hồi đất với hơn 6,7 triệu ha kể từ năm 1990. Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS) cho biết những tranh chấp về đất đai là nguyên nhân gây ra hơn 65% vụ biểu tình lớn ở nông thôn Trung Quốc trong năm 2010. Ngoài ra, 73% khiếu nại và kiến nghị của ngƣời dân gửi đến nhà chức trách có nội dung liên quan đến đất đai. Nông dân mất ruộng đất, mất việc làm và chênh lệch thu nhập ngày càng lớn giữa thành thị và nông thôn là lý do chính của quá trình này. Trong 30 năm qua, tỷ lệ dân thành thị tại Trung Quốc đã tăng từ 20% lên khoảng 50%. Vào cuối năm 2009, Trung Quốc có 229,8 triệu lao động nông thôn di cƣ, trong đó khoảng 149 triệu ngƣời làm việc bên ngoài khu vực quê nhà. Thống kê năm 2011 cho biết, dân số ở thành thị lần đầu tiên cao hơn dân số ở nông thôn, với số ngƣời thành thị hiện chiếm 51,27% toàn dân số 1,35 tỷ của Trung Quốc, tức 690,8 triệu ngƣời. Có đến 21 triệu ngƣời đã chuyển ra thành phố vào năm 2011. Con số này bằng toàn bộ dân số của Sri Lanka, trong khi số dân nông thôn giảm tƣơng ứng. Tính toán từ OECD cho thấy trong khoảng 20 năm tới, thêm 316 triệu ngƣời Trung Quốc sẽ chuyển từ nông thôn ra các thành phố của Trung Quốc để sống. Hiện nay có khoảng 100 triệu lao động nông dân thất nghiệp, cần có nghề mới ở thành phố.
Bảng 2.5. Tỷ lệ thất nghiệp Trung Quốc giai đoạn 2002 – 2011
Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tỷ lệ (%) 4,0 4,3 4,2 4,2 4,1 4,0 4,0 4,3 4,1 4,1
Nguồn: Nguyễn Thanh Đức (2011)
Việc di dân này tạo ra một sức ép lớn làm giảm tiền công phi nông nghiệp trong những ngành nghề không có kỹ năng hoặc kỹ năng thấp. Trong khi đó lực lƣợng này chủ yếu là lao động với kỹ năng hạn chế. Mức tiền công chủ yếu chƣa tới
1.000 NDT [16]. Mức lƣơng thấp không đủ bù đắp cho những hy sinh cá nhân to lớn nhƣ phải làm việc nhiều giờ mỗi ngày, ăn ở tồi tàn và đặc biệt là không đƣợc hƣởng các phúc lợi liên quan đến việc có đăng ký hộ khẩu. Và chính tình trạng di dân quá lớn ra thành phố là nguyên nhân gia tăng những căng thẳng xã hội ở các vùng đô thị: thất nghiệp, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trƣờng, không đƣợc hƣởng đầy đủ những phúc lợi xã hội nhƣ y tế, giáo dục…
Lao động thất nghiệp từ nông thôn cùng với lƣợng thất nghiệp tự nhiên đang trở thành gánh nặng ngày càng lớn đối với giải quyết nhu cầu việc làm cho xã hội. Mỗi năm Trung Quốc có thêm khoảng 20 triệu lao động mới, nhƣng xã hội mới giải quyết đƣợc việc làm cho khoàng 10 triệu lao động. Theo thống kê, tổng số nhân viên bị sa thải trong giai đoạn 1995 - 2003, kết quả của những cải cách mạnh mẽ trƣớc và sau khi gia nhập WTO là gần 100 triệu ngƣời trong chƣa đến 10 năm. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 khiến cho khoảng 20 triệu công nhân di cƣ đã mất việc làm tại các nhà máy, nhƣ vậy cũng tƣơng đƣơng 15.3% lực lƣợng lao động của Trung Quốc, tƣơng đƣơng với tổng dân số của nƣớc Úc hiện nay, chỉ khoảng 21 triệu dân.
Ban lãnh đạo của Trung Quốc nhận thức sâu sắc những thách thức nghiêm trọng và tính chất nguy hiểm của những vấn đề này. Tháng 2/2004, Thủ tƣởng Ôn Gia Bảo nhận định rằng cùng với việc phát triển nhanh nền kinh tế, Trung Quốc cũng có không ít mâu thuẫn và vấn đề [20]. Đặc biệt vấn đề giải quyết việc làm cho lực lƣợng lao động thất nghiệp cần giải quyết từng bƣớc và hiệu quả. Thủ tƣớng đã nêu lên quan niệm phát triển bền vững cân đối, toàn diện mà trung tâm là con ngƣời. Trong kế hoạch năm năm lần thứ 12 (2011 - 2015) Chính phủ Trung Quốc dự định giữ tỷ lệ thất nghiệp trong phạm vi 5%.