Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Những vấn đề nảy sinh trong quá trình tăng trưởng cao ở Trung Quốc (Trang 29)

Từ những thập niên 70, 80 của thể kỷ trƣớc, khi tăng trƣởng kinh tế của nhiều nƣớc trên thế giới đã đạt đƣợc một tốc độ khá cao, ngƣời ta bắt đầu có những lo nghĩ đến ảnh hƣởng tiêu cực của tăng trƣởng nhanh đến tƣơng lai con ngƣời và do đó, vấn đề phát triển bền vững đƣợc đặt ra.

Theo thời gian, quan niệm về phát triển bền vững càng đƣợc hoàn thiện. Hội nghị Thƣợng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesbug năm 2002 đã xác định: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển gồm tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn

đề xã hội và bảo vệ môi trường. Tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng

trƣởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lƣợng môi trƣờng sống. Do đó, tăng trƣởng kinh tế là một phần của phát triển bền vững, và giữa chúng có mối quan hệ hết sức chặt chẽ. Trong quan hệ này, vì tăng trƣởng dẫn đến tăng thu nhập và sản phẩm theo đầu ngƣời, nên không thể có phát triển mà thiếu tăng trƣởng. Tuy vậy, làm tăng thu nhập không phải là mục đích duy nhất của phát triển. Con ngƣời mong có một cuộc sống lành mạnh trở thành ngƣời có văn hoá hơn, trong một môi trƣờng xã hội an ninh hơn và trong một môi trƣờng tự nhiên hài hoà, trong lành hơn.

Với một số nƣớc, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam, tăng trƣởng cao nhƣ giai đoạn hiện nay dẫn đến phát sinh rất nhiều vấn đề xã hội và môi trƣờng, do đó

tăng trƣởng kinh tế đi theo mô hình và đáp ứng yêu cầu của phát triển bền vững ngày càng trở nên cấp bách và là xu thế tất yếu của toàn thế giới. Trung Quốc và Việt Nam cũng nhận thức đƣợc vấn đề này và đƣa ra những quan điểm riêng của mình.

Hình 1.1. Mối quan hệ giữa kinh tế, môi trƣờng và xã hội trong PTBV

Nguồn: Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn 1.1.4.2. Quan điểm phát triển bền vững của Trung Quốc và Việt Nam

Tại Hội nghị thƣợng đỉnh thế giới năm 1992 ở Rio de Janerio, các nhà hoạt động về kinh tế, xã hội, môi trƣờng cùng với các nhà chính trị đã thống nhất về quan điểm phát triển bền vững, coi đó là trách nhiệm chung của các quốc gia, của toàn nhân loại và đồng thuận thông qua tuyên bố Rio gồm 27 nguyên tắc cơ bản về Phát triển bền vững và Chƣơng trình Nghị sự 21, xác định các hành động cho sự phát triển bền vững của toàn thế giới trong thế kỷ thứ 21.

Hộp 1.1. Chƣơng trình Nghị sự 21

Đây là văn kiện đồ sộ gồm 40 chƣơng nêu lên các công việc cần phải làm, các biện pháp cần thực hiện và kinh phí cần phải có cho các công việc đó. Đây là văn kiện quan trọng giúp các quốc gia soạn thảo, hiệu chỉnh chiến lƣợc phát triển của mình và định hƣớng hợp tác toàn cầu nhằm bảo vệ môi trƣờng trên trái đất [25].

Trung Quốc và Việt Nam là những thành viên khá tích cực đã ký kết Chƣơng trình Nghị sự trên. Theo đó, Chƣơng trình Nghị sự của mỗi nƣớc đã thể hiện rõ quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu phát triển bền vững của mỗi nƣớc, cụ thể:

a) Quan điểm phát triển bền vững của Trung Quốc

Với sức mạnh và vị thế ngày càng lớn của Trung Quốc trên trƣờng quốc tế về nhiều lĩnh vực, Trung Quốc tham gia các tổ chức, chƣơng trình, hoạt động quốc tế về phát triển bền vững, qua đó định hƣớng đƣờng đi và đƣa ra những chính sách phát triển phù hợp và hài hoà với yêu cầu của thế giới.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện chính sách cải tổ và mở cửa, tiếp thu và rút kinh nghiệm từ những thành tựu đã đạt đƣợc trong nền văn minh nhân loại, tăng tốc độ phát triển kinh tế, đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng. Chúng tôi sẵn sàng đảm nhận những nhiệm vụ và bổn phận quốc tế phù hợp với quá trình phát triển của chúng ta, mở rộng hợp tác quốc tế trong vấn đề phát triển và bảo vệ môi trƣờng thế giới” (Trích bài phát biểu tại hội nghị Rio của Thủ tƣớng Lý Bằng, tháng 6 năm 2002).

“Chƣơng trình nghị sự của Trung Quốc giải quyết những vấn đề cấp bách hiện tại và nhằm chuẩn bị cho thế giới đối phó với những thách thức của thế kỷ mới. Chƣơng trình nghị sự của Trung Quốc phản ánh sự nhất trí và cam kết chính trị toàn cầu ở cấp cao nhất về hợp tác môi trƣờng và phát triển”. “Khi nền kinh tế phát triển nhanh chóng, nhất thiết phải sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng. Trung Quốc cần phải đi theo con đƣờng tiến tới phát triển bền vững” [72].

Năm 2006, Hội nghị Trung ƣơng 6 khoá XVI đã đƣa ra “Quyết định về một số vấn đề lớn xây dựng xã hội hài hoà XHCN”, xác định tƣ tƣởng chỉ đạo, mục tiêu nhiệm vụ, nguyên tắc xây dựng, bố cục và các bƣớc xây dựng xã hội hài hoà XHCN Trung Quốc. Nội dung và mục tiêu chính của xã hội hài hoà XHCN là “dân chủ pháp trị; công bằng chính nghĩa; tin tƣởng, thƣơng yêu lẫn nhau; tràn đầy sức sống; yên ổn có trật tự; con ngƣời sống hài hoà với môi trƣờng thiên nhiên”.

Bảng 1.1. Dự báo một số chỉ tiêu phát triển bền vững của Trung Quốc giai đoạn 1990 – 2030*

Chỉ tiêu 1990 2010 2030 *

1.GDP bình quân đầu ngƣời (BQĐN)

(theo giá cố định 1990) (USD) 443 1175 2500

2. Tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng

năm (%) 10,0 6,9 4,2

3. Tổng nhu cầu năng lƣợng (tỷ tấn

than tiêu chuẩn) 1,04 1,59 2,00

4. Tỷ lệ tăng dân số (% năm) 1,14 1,00 0,45

5. Dân số (triệu ngƣời) 1143 1392 1520

6. Số lao động (triệu ngƣời) 715 908 928

7. Lƣơng thực BQĐN (kg) 375 375 350

8. Đất canh tác BQĐN (ha/ngƣời) 0,13 0,10 0,09

9. Lƣợng thịt BQĐN (kg) 20,6 34,5 45,0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10. Tiêu thụ năng lƣợng cho sản xuất

GNP (lấy mức 100 là năm 1990) 100 75,8 25,5 11. Khí thải (tỷ m3 ) 8538 15400 8000 12. Nƣớc thải (tỷ tấn) 35,4 24,0 14,0 13. Rác thải (triệu tấn) 580 630 550 14. Đất bị xói mòn (triệu km2 ) 1,53 1,50 1,40 15. Tỷ lệ rừng che phủ (%) 12,9 14,5 22,0 16. Sa mạc hoá (triệu km2 ) 0,176 0,220 0,250

17. Nƣớc dùng trong công nghiệp

(triệu tấn) 35500 78300 85000

2030*: Số dự báo Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2003

Nhƣ vậy, quan điểm phát triển của Trung Quốc là cũng phát triển bền vững trên cả ba mặt: kinh tế, xã hội, môi trƣờng, cụ thể tăng trƣởng kinh tế bền vững, ổn định và công bằng xã hội, bảo vệ môi trƣờng và tài nguyên.

b) Quan điểm phát triển bền vững của Việt Nam

Ở nƣớc ta, phát triển bền vững đã trở thành đƣờng lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Phát triển bền vững cũng đã đƣợc đề cập tới nhƣ một yêu cầu cấp thiết trong hoạch định và tổ chức thực hiện các chiến lƣợc, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả các cấp, các ngành và các lĩnh vực. Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nƣớc nhƣ nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra và thực hiện cam kết quốc tế, Chính phủ Việt Nam ban hành “Định hƣớng chiến lƣợc phát triển bền vững ở Việt Nam” [30].

Trong Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội mƣời năm (2001 - 2010), quan điểm phát triển đầu tiên đƣợc Đảng ta xác định là: Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Chỉ thị 36/CT-TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị: “Về tăng cƣờng công tác bảo vệ môi trƣờng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc” cũng đã yêu cầu các cấp, các ngành, địa phƣơng nắm vững và quán triệt quan điểm phát triển bền vững trong các quyết sách và hành động của mình. Chỉ thị nêu rõ: Tăng trƣởng kinh tế phải đi liền với phát triển văn hoá, từng bƣớc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trƣờng.

Mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế là đạt đƣợc sự tăng trƣởng ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng đƣợc yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân, tránh đƣợc sự suy thoái hoặc đình trệ trong tƣơng lai, tránh để lại gánh nặng nợ nần lớn cho các thế hệ mai sau.

Mục tiêu phát triển bền vững về xã hội là đạt đƣợc kết quả cao trong việc thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, bảo đảm chế độ dinh dƣỡng và chất lƣợng chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao, mọi ngƣời đều có cơ hội đƣợc học hành và có việc làm, giảm tình trạng đói nghèo và hạn chế khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp và nhóm xã hội, giảm các tệ nạn xã hội, nâng cao mức độ công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và giữa các thế hệ trong một xã hội, duy trì và phát huy đƣợc tính đa dạng và bản sắc văn hoá dân tộc, không ngừng nâng cao trình độ văn minh về đời sống vật chất và tinh thần.

Mục tiêu của phát triển bền vững về môi trƣờng là khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trƣờng, bảo vệ tốt môi trƣờng sống; bảo vệ đƣợc các vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và bảo tồn sự đa dạng sinh học; khắc phục suy thoái và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng [25].

Trên đây là một vài quan điểm và mục tiêu phát triển bền vững của Trung Quốc và Việt Nam. Trong quá trình tăng trƣởng cao, các vấn đề tiêu cực về kinh tế, xã hội và môi trƣờng là khó tránh khỏi, do đó cần có quan điểm và mục tiêu phát triển phù hợp với nhu cầu và năng lực của mỗi quốc gia. Theo những quan điểm phát triển đó, mỗi quốc gia có thể vạch ra cho mình những chiến lƣợc và chính sách nhằm tăng trƣởng kinh tế theo hƣớng bền vững, đảm bảo những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến thế hệ tƣơng lai.

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Một số vấn đề nảy sinh trong quá trình tăng trưởng cao ở Nhật Bản và Ấn Độ và Ấn Độ

1.2.1.1. Nhật Bản

Nhật Bản, nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, tuy hai năm trở lại đây đã xuống vị trí thứ ba sau Mỹ và Trung Quốc xét về GDP. Với nền tảng là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, đất nƣớc đông dân, nghèo nàn về tài nguyên, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, thế nhƣng kinh tế Nhật đã sớm phục hồi (1945-1954), thậm chí còn phát triển cao độ (1955-1973). Rất nhiều bài viết đã thần tƣợng hoá và gọi sự phát triển này là “Sự thần kỳ Nhật Bản”. Tuy nhiên, để có đƣợc những thành tựu về kinh tế, Nhật Bản đã, đang phải đánh đổi rất nhiều về môi trƣờng, kinh tế đến xã hội.

Nhật Bản đƣợc coi là một trong những quốc gia thành công trong việc gìn giữ các giá trị môi trƣờng tự nhiên với những thành phố hiện đại, đẹp và sạch sẽ. Tuy nhiên, trên thực tế, Nhật Bản cũng nhƣ nhiều quốc gia công nghiệp phát triển khác cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trƣờng.

Về tài nguyên, là một đất nƣớc nghèo tài nguyên, nên để đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất, chế tạo trong nƣớc, Nhật Bản phải nhập rất nhiều tài nguyên từ nhiều nƣớc trên thế giới. Những năm gần đây ngƣời ta nói nhiều đến vấn đề đất hiếm, thị trƣờng thế giới nóng lên vì nhu cầu của Nhật Bản. Loại tài nguyên này khi khai thác, ngƣời ta tách từng loại nguyên tố hiếm ra, đem vào sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau nhƣ công nghiệp điện tử, chế tạo ôtô, chế tạo chất bán dẫn, lọc hóa dầu…có vai trò tối quan trọng trong rất nhiều ngành công nghiệp của Nhật. Do vậy, nếu nguồn cung không đáp ứng đủ hoặc có vấn đề phát sinh trong việc cung ứng nguyên vật liệu đầu vào sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến sản xuất của các ngành công nghiệp trong nƣớc. Chẳng hạn, thị trƣờng cung cấp đất hiếm cho Nhật bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Mianma... Tuy nhiên từ cuối năm 2010, giá đất hiếm đã tăng vọt kể từ khi Trung Quốc, nƣớc chiếm hơn 90% tổng cung đất hiếm toàn cầu, quyết định cắt giảm xuất khẩu.

Ô nhiễm môi trƣờng cũng là vấn đề gây lo ngại ở Nhật. Xuất hiện cùng với quá trình công nghiệp hóa từ thời Minh Trị (1868-1912), vụ ô nhiễm đầu tiên là nhiễm độc đồng do nƣớc thải từ mỏ đồng Ashio ở tỉnh Tochigi năm 1878 [51]. Việc phát triển các ngành dệt, giấy và bột giấy đã dẫn đến ô nhiễm nƣớc, còn việc sử dụng than làm nhiên liệu chính trong công nghiệp là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Trong thời kỳ phát triển cao độ sau Thế chiến 2, Nhật Bản trở thành một trong những nƣớc ô nhiễm nhiều nhất trên thế giới. Thêm vào đó, vì mật độ dân số quá đông trên các khu vực diện tích hẹp, khiến cho các khu công nghiệp và khu dân cƣ nằm liền kề nhau, đời sống ngƣời dân do đó bị ảnh hƣởng và gặp nguy hiểm do những chất thải rắn, khí, nƣớc từ các nhà máy của các khu công nghiệp này gây ra.

Ô nhiễm sinh ra bệnh tật. Ngƣời ta đã chứng minh đƣợc rằng nguyên nhân gây nên các bệnh về đƣờng hô hấp giống nhƣ hen suyễn ở thành phố Yokkaichi, thuộc tỉnh Mie, là do khói thoát ra từ khu công nghiệp dầu khí ở địa phƣơng. Bệnh Minamata ở tỉnh Kumamoto do nhiễm độc thủy ngân, và bệnh itai-itai ở tỉnh Toyama do nhiễm độc catmi đều do nƣớc thải từ các nhà máy gần đó [70]. Những

quy định nghiêm ngặt về nƣớc thải công nghiệp đã giảm bớt phần nào tình trạng ô nhiễm chất độc hại, tuy nhiên, các con sông và đƣờng biển tại những khu vực đô thị vẫn bị ô nhiễm nặng nề do các chất hữu cơ và sinh vật phù du. Một vấn đề ô nhiễm nƣớc khác là ô nhiễm nhiệt. Nhiều nhà máy điện đƣợc xây dựng với quy mô ngày càng lớn và nhiệt thải ra là mối đe dọa đối với sinh vật biển và sông gần đó cũng nhƣ ngƣ nghiệp. Bên cạnh đó, ngoài ô nhiễm do nƣớc thải công nghiệp và sử dụng trong gia đình, dầu loang từ các con tàu chở dầu bị tai nạn cũng là một nguyên nhân lớn gây ô nhiễm nƣớc. Có thể nói ô nhiễm nƣớc là một trong những vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng nhất ở Nhật Bản mà 4 nguyên dân chính là: công nghiệp hóa nhanh chóng, đô thị hóa nhanh chóng, sự tụt hậu trong việc xây dựng các cơ sở hạ tầng xã hội nhƣ hệ thống thoát nƣớc, cũng nhƣ chính sách một thời coi trọng phát triển kinh tế hơn là sức khỏe nhân dân và môi trƣờng trong sạch.

Nhiều biện pháp đã đƣợc tiến hành để cải thiện chất lƣợng nƣớc ở Nhật Bản, trong đó có việc đề ra các tiêu chuẩn quốc gia về chất độc hại, các tiêu chuẩn khác về môi trƣờng sống, cũng nhƣ các biện pháp kiểm soát và giám sát nghiêm ngặt. Các luật quy định trách nhiệm gây ô nhiễm đƣợc thông qua, nhiều dự án đƣợc tiến hành để cải thiện hệ thống thoát nƣớc cho phù hợp với tỉ lệ dân cƣ. Chính phủ có các biện pháp đối phó với nhiều hình thức ô nhiễm hoặc có hại đến môi trƣờng, từ ô nhiễm tiếng ồn, độ rung, rác thải, lún đất, mùi khó chịu, ô nhiễm đất và ô nhiễm do hóa chất nông nghiệp. Năm 1967, Luật cơ bản phòng chống ô nhiễm môi trƣờng bắt đầu có hiệu lực, đƣa ra chính sách và nguyên tắc chung về kiểm soát ô nhiễm, đồng

Một phần của tài liệu Những vấn đề nảy sinh trong quá trình tăng trưởng cao ở Trung Quốc (Trang 29)