Báo Sinh viên Việt Nam với việc giáo dục tự học, tự rèn luyện

Một phần của tài liệu Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 62)

1. Giáo dục lý tưởng, truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương đất nước 2 Giáo dục tự học, tự rèn luyện.

2.2.2.1. Báo Sinh viên Việt Nam với việc giáo dục tự học, tự rèn luyện

Báo SVVN số 43/2007 nêu rõ vai trò của việc tự học tập, tự rèn luyện đối với TNSV:

Một người thanh niên bước vào đời, trước mắt họ vô vàn khó khăn và thử thách. Cái giàu sang, cái cám dỗ cũng thử thách họ. Cả trí tuệ, cả sự ngu dốt, cả cái cao cả của tâm hồn, cả cái đê hèn của nhân cách đều thử thách họ. Làm sao để đứng vững, để vươn lên trong cuộc đời? Phải có bản lĩnh. Bản lĩnh phần lớn không phải trời cho, mà phần lớn, phần chính yếu là phải học tập, rèn luyện”.

Báo đã cung cấp nội dung cơ bản xây dựng “bản lĩnh của thanh niên” hiện nay. Tác giả Nguyễn Khắc Mai còn chỉ rõ 4 chất lượng được coi là nền tảng quan trọng chủ yếu để rèn luyện nên bản lĩnh:

“Thứ nhất là Trí, là kiến thức, hiểu biết về văn hóa, lịch sử, xã hội, cả khoa học, kỹ thuật và chuyên môn nghề nghiệp. Muốn có Trí phải học, học thường xuyên, phải cập nhật kiến thức hiểu biết của mình”. Tác giả đề xuất: “Phải học làm giàu, làm mới trí tuệ của mình thường xuyên”.

“Cái thứ hai là Tâm: Là tâm hồn, là đạo đức, là tình thương, là sự xúc động trước cái đẹp, cái xấu, cái lương thiện, cái ác của con người và cuộc đời. Con người khô khan, vô cảm, không có cái Tâm, thiếu tâm hồn trong sáng, lành mạnh, dửng dưng với cái thiện mà cũng vô cảm trước cái ác, con người ấy dễ a dua, thiếu bản lĩnh... Hãy nuôi dưỡng tâm hồn, nuôi dưỡng cái tâm cao quí và tốt đẹp của mình. Trí và Tâm không thể tách rời nhau”.

“Thứ ba là Chí: Thiếu chí khó rèn luyện nên bản lĩnh”. Tác giả còn chỉ ra rằng: “Học cho có cái trí, trau dồi cho đặng cái tâm không thể không cần đến chí. Để có thể ngày nào cũng học, ngày nào cũng trau dồi tâm hồn, không có ý chí

62

“Thứ tư là thể lực: Phải coi trọng thể lực, con người khỏe mạnh chính là chưa đựng được bản lĩnh”.

Sự phân tích lôgíc của tác giả đã khiến cho đối tượng SV phải tự rèn luyện và phấn đấu học tập. Khi tác giả đặt ra câu hỏi: “Có bao nhiêu mục tiêu và đối tượng trong cuộc đời hiện đại để chúng ta nâng cấp cái bản lĩnh Việt Nam và đem thi thố nó trong cuộc đua tranh toàn cầu này? Những người thanh niên ngày nay rèn luyện bản lĩnh như thế nào? Tôi đá quả bóng vào sân các bạn”.

Ở một khía cạnh khác, việc giáo dục cho SV ý thức rèn luyện, học tập cần có mội trường học tập tốt để SV phát huy khả năng của mình, tập trung cho công việc học tập: Bài “Tạo dựng môi trường thuận lợi để bồi dưỡng và phát huy thanh niên”

số 49/2007.

Tác giả chỉ ra “môi trường thuận lợi gồm 3 yếu tố cơ bản là: môi trường học tập, môi trường nghề nghiệp và môi trường xã hội công dân. Đó là “xây dựng môi trường xã hội thuận lợi thanh niên phát triển nhân cách và cống hiến nhiều nhất”.

Bằng những dẫn chứng cụ thể, tác giả phân tích tầm quan trọng của việc học, coi học tập la lợi ích và nghĩa vụ của mình, giúp nhau học tập, tu dưỡng suốt đời.

Khi nói đến SV - thế hệ trẻ, Bác Hồ dạy đó là học. Sự phân tích từ “học” là rộng, là khó, là sâu bởi phải đáp ứng các câu hỏi đặt ra trong điều kiện hiện nay:

“Học để làm gì? Học như thế nào? Học vì ai? Học cái gì và học ở đâu?”. Những câu hỏi này có tác động rất lớn đến SV và đó là cách định hướng phương pháp học cho mỗi SV.

Ngoài ra tác giả Văn Tùng còn phân tích rất sâu sắc về xã hội học tập, xã hội nghề nghiệp và xã hội công dân. Tất cả nó gắn bó với nhau như hình với bóng. Đây cũng là thách thức lớn đối với tuổi trẻ và hơn lúc nào hết họ đang cần sự trợ sức của xã hội.

Kết luận đưa ra: “Xã hội công dân có thể coi là môi trường tu dưỡng, rèn luyện, phát triển nhân cách tốt cho thế hệ trẻ. Ở đó, trước hết họ phải sống, học tập, làm theo hiến pháp và pháp luật, tuân thủ những qui ước của cộng đồng, nghĩa là phải học tập để làm quen, để dần đi tới tự giác, tới những thói quen thấm vào người từ những hành vi rất nhỏ trong cuộc sống đời thường như giữ gìn vệ sinh nơi công cộng cho đến kính già, yêu trẻ, giúp đỡ người khuyết tật và đấu tranh chống lại mọi biểu hiện vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật”.

Báo SVVN chú ý đến việc giáo dục cho SV vươn lên học tập tập trung chủ yếu vào sự đúc kết kinh nghiệm trong việc học, rèn luyện của các bậc tiền bối.

Việc học tập, rèn luyện thể hiện nhân cách trẻ. Trong bài “Bài học về bản lĩnh văn hóa” số 47/2007, tác giả Nguyễn Khắc Mai chỉ ra 3 yếu tố cơ bản trong việc làm nên nhân cách trẻ: “Thứ nhất là sự dấn thân, thứ hai là ham học, thứ ba là óc phê phán”.

Dấn thân: Tuổi trẻ biết dấn thân.

Ham học: Bác Hồ thường nói: “Việc học như chiếc thang không có bậc cuối cùng”. Bởi vì càng leo được lên cao ta lại càng thấy chân trời tri thức rộng mở. Và người ta phải tiếp tục học nữa, học mãi.

Óc phê phán là một tố chất văn hóa nhân loại.

Bài viết đã khắc họa toàn bộ ba nội dung trên hội tụ ở nhân cách Hồ Chí Minh. Điều nhấn mạnh đối với SV là: “phải kế thừa cho được”.

Việc rèn luyện ý thức tự học mở ra cho SV nhiều phương pháp học tập và nhiều con đường chiếm lĩnh tri thức bên cạnh việc học tập trong sách vở, giáo trình trên giảng đường. Một loạt bài phản ánh ở mặt tích cực trong việc học của SV:

“Người trẻ học ngoại ngữ như thế nào?” số 31/2007, “Bạn có đủ đức tính cần thiết để thành công” số 35/2006, “Học trên Net” số 30/2006.

64

Cương thấy giáo trình ĐH thiếu một cách trầm trọng. Ông thốt lên rằng “Giáo trình của sinh viên thiếu: Tôi không hiểu vì sao?” (số 20/2007). TNSV vươn lên chiếm lĩnh học vấn. Vậy các bạn muốn chiếm lĩnh được đỉnh cao trí tuệ, “thành công sẽ chỉ đến với những ai làm chủ tri thức”.

Việc học tập nhiều khi không đơn giản nếu tự bản thân không khổ luyện. Bài

“Đoạn đường tự học” số 15/2006 đã phản ánh ý chí quyết tâm của SV khi phòng tự học cho SV ở trường còn thiếu. SV đã phải tận dụng mọi chỗ có thể để dành cho việc chọ, đặc biệt mùa ôn thi vô cùng vất vả. Lòng ham học đã trỗi dậy trong SV, SV phải khắc phục như: “nếm mật nằm gai mà học”.

Bên cạnh những SV ngày đêm trên giảng đường tự học lại xuất hiện không ít SV lười học. Phóng sự của tác giả Văn Huyền “Sinh viên đi... mua bệnh” số 1/2006 đã phê phán tình trạng SV đến các phòng khám tư nhân, bệnh viện xin giấy xác nhận có lý do để nhà trường cho đi thi.

“Thực tế qui chế bắt buộc SV phải hoàn thành 75% số tiết học của một môn. Dựa vào đây, SV được thi lại phải có lý do chính đáng như ốm có giấy xác nhận của bệnh viện. SV đã tìm mọi cách để... mua giấy xác nhận đó. Và kết cục số SV không đủ điều kiện thi đều cùng bệnh án là ốm, tai nạn... trùng ngày, trùng tháng”.

Bài viết là hồi chuông thức tỉnh đối với nhiều SV không ý thức việc học tập, rèn luyện cho mình, thậm chí trong học tập không sáng tạo mà “Tôi thích học... bắt chước”(số 19/2006).

Một phần của tài liệu Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 62)