Báo Pháp luật Việt Nam với việc giáo dục tình yêu, hôn nhân, gia đình

Một phần của tài liệu Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 101)

1. Giáo dục lý tưởng, truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương đất nước 2 Giáo dục tự học, tự rèn luyện.

2.2.4.4. Báo Pháp luật Việt Nam với việc giáo dục tình yêu, hôn nhân, gia đình

Tình yêu SV luôn mang dấu ấn thời đại, chính vì lẽ đó, nó luôn có những vấn đề được quan tâm. Sự phát triển của nền KTTT kéo theo sự biến đổi mạnh mẽ của các chuẩn mực đạo đức, xã hội. Có nhiều “chuẩn mực” của người trẻ đang được thiết lập nhưng không phải bao giờ họ cũng đúng. Chính vì vậy, SV cần được định hướng để tìm kiếm những chuẩn mực riêng nhưng không đi ngược lại với đạo lý của dân tộc.

Báo PLVN đã đăng tải nhiều tin, bài về vấn đề tình yêu, tình dục, hôn nhân của SV hiện nay. Số lượng tuy không nhiều (17 bài, chiếm 16%) nhưng mỗi bài viết là một lời cảnh báo cho SV phải biết giữ mình khi yêu, đừng để ngọn lửa tình yêu đốt cháy sự nghiệp, tương lai.

Số 290 (04/12/2007) chuyển tải thông điệp của giới trẻ: “Giới trẻ rất cần những diễn đàn về văn hoá trong tình yêu, giới tính”. Diễn đàn xoay quanh những câu hỏi “nóng”: “Như thế nào là sống tươi trẻ, yêu lành mạnh; có nên yêu khi đang học; chung sống và có biện pháp bảo vệ tình dục an toàn thì có được coi là sống lành mạnh không...?”

Nhiều SV đã không ngại ngùng bày tỏ quan điểm và những thắc mắc về tình yêu, tình dục, hôn nhân. Bên cạnh những thông điệp hết sức đẹp đẽ từ cuộc sống

“Sống tươi trẻ, yêu lành mạnh” thì trong giới trẻ cũng tồn tại các quan điểm khác như “Sống vui vẻ, yêu mạnh bạo”; thậm chí là có nhiều phương châm sống tiêu cực: “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, học bình thường, yêu là chính”; “sống sao thật happy, vạ gì khổ study, mau cưới một lady, sớm sinh một baby” [42]. TS. Đinh Đoàn đã có những lời tư vấn rất thông minh và thấu tình đạt lý: “Sử dụng thuật ngữ

“sống thử” là không chính xác bởi vì bản thân từ “thử” nó đã bao hàm một ý nghĩa không tích cực và mọi điều diễn ra xung quanh cái chúng ta gọi là “sống thử” đều là có thật, nhất là hậu quả của nó”.

Bài báo có tác dụng định hướng cho SV những giá trị đúng đắn trong tình yêu. “Sống thử” hay “sống thật” đó là quyết định của SV. Nhưng SV phải nhận thức

102

có được nó đòi hỏi chính người trong cuộc phải được trang bị vốn sống, hiểu biết về giới tính, về cộng đồng đang sống”.

Một loạt bài khác phản ánh về tình yêu SV với những mặt trái của nó “yêu hết mình”, quan hệ tình dục được “trẻ hóa” và con số đưa ra về tình trạng nạo phá thai: “Giới trẻ quan niệm tình dục sớm ngày càng thoáng” số 164 (10/07/2006).

Trên số báo 192 (12/08/2007) có bài “Gia đình thời kỹ thuật số: Tổ ấm hay không gian vật lý”, tác giả Hàng Châu mang đến những cách nhìn khác về gia đình trong thời “kỹ thuật số”: “... Có nhiều gia đình xuất phát từ giảng đường, họ có học vấn cao một tý, tuổi đời tuy trắng tay mà đầy ắp mộng mơ. Tình yêu chớm nở đã vội sử dụng tự do hôn nhân, nhiều cặp bỏ qua giai đoạn hai mà nhanh chóng làm cho gia đình giải thể khi nó chưa kịp phát triển, điều mà cha ông phải mất có khi cả trăm năm!”

Một gia đình với nhiều thế hệ là nét đẹp văn hoá đặc thù của người Việt Nam. Thế nhưng sang thời “kỹ thuật số”, tính cộng đồng, sự bền vững và gia phong đang dần mất đi. Nhiều người trẻ thường coi hạnh phúc gia đình chỉ là chuyện độc lập của hai người. Đây là một xu hướng đáng lo ngại. Sự mất đi những gia đình “tứ đại đồng đường, tam đại đồng đường” cũng chính là sự mất dần của những giá trị truyền thống. SV có suy nghĩ gì về điều này, đặc biệt là khi họ cũng là một trong những người biến tổ ấm gia đình thành“ không gian vật lý”?

Đối với báo PLVN, việc đưa ra những bài học về tình yêu, hôn nhân gia đình, giúp cho SV nâng cao nhận thức hơn nữa trong giáo dục nhân cách của mình.

Mảng đề tài giáo dục tình yêu, hôn nhân và gia đình chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong các nội dung GDĐĐ cho SV trên bốn tờ báo. Mỗi báo có cách thể hiện riêng nhưng nhìn chung đã chuyển tải được những thông điệp mang tính định hướng SV hướng tới giá trị tốt đẹp trong các mối quan hệ gia đình, tình yêu. Báo SVVN đã dành một chuyên mục về tình yêu với SV với cách viết nhẹ nhàng, chủ yếu là trao đổi kinh nghiệm giúp SV duy trì, bảo vệ tình yêu đẹp theo chuẩn mực xã hội; đồng thời, giúp họ giữ được cân bằng trong mối quan hệ này đảm bảo chất lượng học tập.

103

Báo Thanh niên, PLVN, GD & TĐ chủ yếu đi vào cảnh báo mặt trái trong quan niệm về tình yêu, hôn nhân và cuộc sống gia đình của SV hiện nay; qua đó, SV có thể tự đề kháng với một lối sống không đẹp đang có nguy cơ lan rộng. Nhìn chung, các báo chủ yếu đề cập đến vấn đề tình yêu, chưa có nhiều bài viết đề cập đến mối quan hệ gia đình trong thời kỳ hiện nay.

Một phần của tài liệu Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)