Tổ chức thông tin chuyên trang, chuyên mục

Một phần của tài liệu Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 108)

1. Giáo dục lý tưởng, truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương đất nước 2 Giáo dục tự học, tự rèn luyện.

2.3.2. Tổ chức thông tin chuyên trang, chuyên mục

Chuyên trang có sự thể hiện phong phú, đa dạng về mặt hình thức và nội dung. Mỗi chuyên trang có một chủ đề riêng với phương thức phản ánh nhiều chiều của mỗi phóng viên, biên tập viên và hoạ sĩ trình bày báo.

Chuyên trang báo chí có sự đòi hỏi cố định về mặt hình thức, ổn định cấu tạo nội dung nhưng lại yêu cầu các vấn đề phản ánh trong chuyên trang phải có tính quần chúng hay nói cách khác là có tính xã hội cao và phải là những vấn đề mới.

Bản sắc của mỗi tờ báo không chỉ thể hiện ở từng số báo, mà còn ở từng trang báo, từng chuyên mục và nếu có thì ở từng tác giả cụ thể.

2.3.2.1. Báo Sinh viên Việt Nam

A. Chuyên mục

108

nói riêng như trang: “Giảng đường và xã hội”, “Thế hệ @”, “Nhịp cầu văn hoá”,

“Nhìn ra thế giới”, “Vườn yêu”...

Những trang báo này đều có chung nhiệm vụ phản ánh tâm tư, nguyện vọng, hoài bão của SV, phê phán các hiện tượng tiêu cực, bảo vệ quyền lợi chính đáng của HSSV, góp phần tạo nên một sân chơi giải trí lành mạnh về tình thần, văn hoá cho SV.

Từ 16 trang (năm 1998) đến nay, báo SVVN đã tăng lên đến 24 trang. Báo cung cấp thông tin đa dạng, kịp thời với nhiều trang mục sinh động, đậm đà chất truyền thống và nhân văn như trang: “Thời sự”, “Đoàn - Hội và Giáo dục truyền thống”, “Câu chuyện hôm nay”, “Giảng đường và quyền lợi SV”, “Trên đường hội nhập”, “Giới trẻ”, “Cuộc sống dưới góc nhìn trẻ”, “Thể thao”, “Điện ảnh”, “Khám phá”...

Với những tên chuyên mục nói trên cũng đủ cho thấy việc tổ chức thông tin trên báo SVVN rất đa dạng và phong phú.

B. Ngôn ngữ thể hiện

Ngôn ngữ thể hiện khá hiện đại, gần gũi với đời sống tinh thần của SV. Câu chữ của báo SVVN nhiều khi sử dụng tiếng nước ngoài, tiếng lóng rất hợp gu với giới trẻ hiện nay. Thể hiện ngôn ngữ phù hợp với tâm lý “thích cái mới”, “thích khẳng định mình” của giới trẻ. Nhờ việc sử dụng ngôn ngữ SV nên người đọc thấy thoải mái như đang tâm sự với một người bạn.

2.3.2.2. Báo Thanh niên

A. Chuyên mục

Sự phát triển của báo Thanh niên trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành cho thấy có những đổi mới rất nhanh, rất mạnh mẽ và hiệu quả với một số hệ thống ấn phẩm ngày càng đa dạng hơn, phong phú hơn, thu hút số lượng bạn đọc ngày càng đông đảo. Báo Thanh niên đã khẳng định là một diễn đàn tin cậy của Đoàn TNCS HCM.

Những thành tựu mà báo Thanh niên đã đạt được trong công tác tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ, đó là sự đóng góp không nhỏ của phương pháp tổ chức thông tin. Với chuyên mục: “Tin tức - Sự kiện mới nhất”, “Theo dòng sự kiện”, “Đời sống xã hội”, “Phóng sự”, “Chuyện bạn trẻ”, “Văn nghệ giải trí”, “Thanh niên và cuộc sống”, “Thanh niên và Giáo dục”, “Hôn nhân - Gia đình”, “Văn hoá - Nghệ thuật”...

Những chuyên mục “Thanh niên và cuộc sống”, “Thanh niên và giáo dục”,

“Hôn nhân - Gia đình”, qua khảo sát cho thấy, báo dành toàn bộ trang 6, 7, 8 để phản ánh những vấn đề liên quan đến TNSV với nội dung thông tin toàn diện, sâu sắc, được đông đảo các bạn trẻ mến mộ. Đồng thời thể hiện những mối quan tâm muôn mặt đời sống, những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, những trăn trở, hoài bão, khát khao và cả những khó khăn trong cuộc sống đời thường đã được báo Thanh niên phản ánh kịp thời. Báo Thanh niên đã trở thành người bạn tâm giao của tuổi trẻ.

B. Ngôn ngữ thể hiện

Báo Thanh niên có cách hành văn, từ ngữ phù hợp với các thể loại bài từ phóng sự, bài phản ánh đời sống - xã hội đến các mảng đời sống thanh niên. Do tính chất chính luận của báo nên ngôn ngữ sử dụng sắc sảo, đi vào chiều sâu. Kết quả khảo sát được tiến hành với 597 SV cũng cho thấy 66,7% số SV được hỏi đánh giá ngôn ngữ của báo Thanh niên dễ hiểu.

Các trang “Thanh niên và cuộc sống”, “Thanh niên và giáo dục” có nhiều bài viết sinh động, mềm mại, sử dụng ngôn ngữ gần gũi với lứa tuổi TNSV.

Một phần của tài liệu Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 108)