Giáo dục tình yêu, hôn nhân, gia đình

Một phần của tài liệu Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 93)

1. Giáo dục lý tưởng, truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương đất nước 2 Giáo dục tự học, tự rèn luyện.

2.2.4. Giáo dục tình yêu, hôn nhân, gia đình

Sinh ra và lớn lên sau chiến tranh, đan xen giữa giá trị truyền thống và hiện đại, giữa cái cũ và cái mới, những quan niệm của SV về tình bạn, tình yêu và cuộc sống gia đình đang biến đổi mạnh mẽ.

Bảng 2.2. Quan niệm của sinh viên về tình yêu, hôn nhân và gia đình

STT Thái độ biểu hiện quan niệm Đồng ý (%)

Nam Nữ 1 Yêu là việc hệ trọng và phải tìm hiểu cẩn thận 75,6 93,6 2 Tình yêu sâu sắc là cơ sở của hôn nhân 88,2 91,0 3 Thay đổi người yêu liên tục là hành vi kém đạo đức 63,8 68,6 4 Trinh tiết là tiêu chuẩn của đức hạnh 60,0 62,0 5 Có thai trước khi cưới là điều cần lên án 52,7 60,5 6 Xã hội cần lên án quan hệ tình dục ngoài hôn thú 43,7 63,5 7 Đã yêu là sống thoải mái hết mình không cần hôn nhân 27,0 5,5 8 Phải sống hiện đại, yêu hiện đại 22,0 15,5

“Nguồn: Dương Tự Đam, 1996”.

Các kết quả điều tra cho thấy đa số SV vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống trong quan niệm về tình yêu, hôn nhân và cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, đã có biểu hiện của tình trạng thương mại hóa các mối quan hệ, đặc biệt là trong mối quan hệ vốn được coi là thiêng liêng như quan hệ gia đình, bạn bè. Trong quan hệ tình yêu, một bộ phận SV có nhận thức về tình yêu còn lệch lạc, còn tính toán thực dụng, có hiện tượng như: sòng phẳng, “sống thử” trước hôn nhân, quan hệ tình dục trước hôn nhân. Hiện tượng “tình yêu cơm bụi”, “yêu phong trào”, “tình yêu nhà trọ”... xuất hiện ngày càng nhiều, nhất là đối với SV ngoại trú.

Người ta cho rằng thanh niên nói chung trong đó có SV đang bước vào một cuộc “cách mạng tình dục”. Tuy nhiên, phải nhìn nhận vấn đề này từ nhiều góc độ. Vấn đề đặt ra là phải tạo ra sự chuyển biến trong nhận thức về sức khỏe sinh sản, phải có định hướng lối sống cần thiết, trang bị cho SV các kỹ năng để tự bảo vệ mình... chứ không phải là sự tự do hóa trong quan hệ tình dục. Đối với SV, những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước cũng là thời kỳ “nở rộ” của “tình yêu ri đô“

trong các kí túc xá các trường ĐH và trào lưu “yêu hiện đại, sống hiện đại”. Hiện nay, trào lưu “sống thử” trong SV là một biểu hiện đáng lo ngại, gây cản trở công việc học tập và tổn hại lâu dài đến tương lai. Điều đáng phê phán là một số SV có lối sống lệch lạc, coi việc “sống thử” là để thỏa mãn nhu cầu sinh lý tầm thường.

Bốn tờ báo được khảo sát đã có nhiều đóng góp trong việc định hướng cho SV những suy nghĩ đúng đắn, tỉnh táo về tình bạn, tình yêu, tình dục và hôn nhân gia đình. Đó có thể là những lời khuyên chân tình hoặc sự cảnh báo thông qua hậu quả thực tế của một số SV đã quá “thoáng” trong những mối quan hệ này.

Một phần của tài liệu Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 93)