Đa dạng hoá thông tin trên mặt báo

Một phần của tài liệu Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 138)

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRONG VIỆC RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN

3.2.2.3. Đa dạng hoá thông tin trên mặt báo

A. Duy trì các trang mục tốt, mở thêm trang mục phù hợp với sinh viên

Sự vận động của nền kinh tế - chính trị - văn hoá trên thế giới và trong nước cùng với nhu cầu ngày càng mở rộng của SV buộc các báo phải có những biện pháp cụ thể đa dạng hoá thông tin trên mặt báo vừa thu hút SV vừa phát huy vai trò định hướng của báo chí với SV trong mọi mặt đời sống.

Đối với cả bốn tờ báo được khảo sát cần tăng thêm số lượng tin, bài có nội dung GDĐĐ cho SV; cân đối thông tin giữa các mảng, chú trọng mảng giáo dục lý tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức, tăng cường mảng tình yêu - hôn nhân - gia đình, phổ biến pháp luật. Mỗi bài viết phải có thông điệp rõ ràng có tính định hướng cho SV trong rèn luyện đạo đức. Nội dung GDĐĐ cho SV bao hàm nhiều vấn đề. Vì vậy, các báo nên có nhiều ấn phẩm, mỗi ấn phẩm đi chuyên sâu vào một vấn đề. Đồng thời, những người làm báo cho SV phải thấm nhuần quan điểm mà Tổng Biên tập báo Tiền Phong đã nêu: “Công tác tư tưởng hiện nay nên tránh 2 điều, một là áp đặt, hai là cấm đoán. áp đặt không phải là bản chất của người cộng sản. làm công tác tư tưởng mà áp đặt thì cái hại nhiều hơn cái lợi, còn cấm đoán thì không nên”

[29, tr. 228].

- Báo SVVN, tuy đã có nhiều chuyên trang, chuyên mục phù hợp với giới trẻ nói chung, đặc biệt là SV nhưng tờ báo cần nâng cao tính chiến đấu, tính định hướng về lý tưởng, đạo đức, lối sống cho SV. Cụ thể là:

+ Duy trì các chuyên trang, chuyên mục tạo nên làm nên “thương hiệu” của báo như “Tường trình người trẻ”, “Cuộc sống dưới góc nhìn trẻ”, “Đời sống giảng đường”. Trong các trang mục này cần có nhiều bài viết về SV và của SV ở nhiều

138

miền trên đất nước để phản ánh rõ nét diện mạo chung của SVVN, làm nổi bật được những nét đặc thù của SV mỗi miền.

+ Phát triển chuyên mục “Kết nối SV”. Đây là chuyên mục rất hay và bổ ích nhưng chưa tạo được tác động mạnh trong SV. Từ chuyên mục này có thể hình thành diễn đàn thường xuyên để SV trao đổi kinh nghiệm học tập, làm việc. Để tăng cường tính định hướng trong rèn luyện đạo đức cho SV, báo nên đưa những vấn đề có nội dung giáo dục lý tưởng, phẩm chất đạo đức mới hay một cách ứng xử, một lối sống lên diễn đàn để SV có thể bày tỏ quan điểm của mình. Thông qua diễn đàn báo tận dụng ý kiến của những chuyên gia và của chính SV để đưa ra thông điệp chuẩn mực giúp SV từ rèn luyện đạo đức.

+ Đẩy mạnh mảng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho SV thông qua những bài viết ngắn gọn, phản ánh người thực việc thực. Đây là nội dung rất quan trọng vì xã hội mà chúng ta đang sống là xã hội mà người dân phải “sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”. Việc cung cấp những kiến thức pháp luật cơ bản sẽ giúp SV phòng ngừa các tệ nạn xã hội và tự bảo vệ những quyền lợi chính đáng của mình. Thực tế báo SVVN đã có chuyên mục “Pháp luật và cuộc sống” nhưng chỉ xuất hiện hai lần trên số 35, 37/2006. Chính vì vậy, cần duy trì thường xuyên chuyên mục này để nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho SV.

+ Chuyên trang “A & E” (năm 2008 đổi thành chuyên trang “Yêu thực sự”) cần có nhiều bài viết có tính phê phán mạnh mẽ hơn đối với những quan niệm, lối sống lệch lạc.

- Báo Thanh niên hướng tới đối tượng rộng lớn hơn là các tầng lớp thanh niên trong xã hội. Chính vì vậy không có chuyên mục riêng dành cho SV. Các bài viết về SV chủ yếu tập trung ở chuyên trang “Thanh niên và cuộc sống”, “Thanh niên và giáo dục”, chuyên đề “Học hành, thăng tiến và lập nghiệp”.

+ Trong các chuyên trang này cần có nhiều bài nhằm vào đối tượng cụ thể là SV; tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, diễn biến tư tưởng, những vấn đề đang tồn tại trong SV, từ đó có sự tác động, định hướng hiệu quả và đúng đắn. Đây chính

là ý nghĩa lớn lao trong giai đoạn đất nước đang đổi mới, mở cửa hội nhập, SV là đối tượng quan trọng, dễ bị tác động, ảnh hưởng bởi các luồng tư tưởng từ bên ngoài, đặc biệt là âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch.

+ Trong chuyên đề “Học hành, Lập nghiệp và thăng tiến” được báo Thanh niên cung cấp thêm cho bạn đọc hàng tuần với dung lượng 2 trang báo có thể xây dựng thêm chuyên mục dành riêng cho SV. Ngoài ra, trong các chuyên đề khác của Báo như “Dành cho bạn gái” có thể lồng ghép những bài viết giáo dục văn hoá ứng xử, giao tiếp, lối sống lành mạnh cho nữ SV; chuyển tải những kinh nghiệm giúp nữ SV phòng tránh những cám dỗ của xã hội.

+ Tăng cường tuyên truyền, phố biến pháp luật trên mặt báo, có thể mở thêm chuyên mục “Thanh niên và pháp luật” cung cấp những kiến thức luật cơ bản; đăng tải những bài viết thực tế cảnh báo tình trạng phạm pháp trong TNSV, những hậu quả của nó; từ đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho SV.

- Báo GD & TĐ là tờ báo gắn bó với nhà trường. Tuy nhiên đối tượng hướng tới chủ yếu hiện nay lại là giáo viên, học sinh. Số lượng tin, bài dành cho SV chưa nhiều. Để đa dạng hoá thông tin trên báo, thu hút đối tượng bạn đọc là SV báo GD & TĐ cần thực hiện một số biện pháp như:

+ Mở rộng hơn đối tượng phản ánh, nên có nhiều bài viết về SV với mọi mặt đời sống học tập, vật chất, tinh thần của họ. Từ việc phản ánh đó mà đưa ra những thông điệp giáo dục phù hợp. Tuy nhiên, bài viết cần mềm mại hơn, gần gũi với SV hơn. Cần phải thấm nhuần rằng cách giáo dục trên mặt báo không giống với cách giáo dục trong nhà trường nên cách đặt vấn đề cho SV không nên mang tính chất giáo huấn mà theo hướng gợi mở, có định hướng vì SV là đối tượng đã có một trình độ nhận thức nhất định.

+ Báo cần có nhiều bài viết phản ánh kinh nghiệm giáo dục quốc tế về cả tri thức và đạo đức cho SV. Đây là nội dung rất quan trọng. Vì chúng ta đang xây dựng con người mới trong quá trình hội nhập quốc tế, cần hướng tới những chuẩn mực đạo đức có tính toàn cầu. Hơn nữa, đối với SV việc học hỏi kinh nghiệm từ nước

140

ngoài giúp họ thay đổi lề lối học tập, làm việc đã cũ kĩ, thích ứng hơn trong thời kỳ bùng nổ thông tin và bước vào nền kinh tế trí thức.

+ Thường xuyên có những chuyên mục mới có nội dung giáo dục về các giá trị truyền thống, định hướng giá trị hiện đại trong các mối quan hệ tình bạn, tình yêu, hôn nhân, gia đình cho SV. Tăng cường giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho SV từ trong giảng đường tới các hoạt động thực tiễn.

- Báo PLVN - Cơ quan của Bộ Tư pháp với mục tiêu, tôn chỉ là tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, phản ánh sinh động thực tiễn thi hành pháp luật, đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật trong xã hội, đấu tranh không khoan nhượng đối với mọi hành vi vi phạm pháp luật, là diễn đàn, nhịp cầu để nhân dân tham gia góp ý xây dựng hoàn thiện pháp luật, thể chế nhà nước. Sự hiện diện các vấn đề pháp luật trong từng bài báo, số báo là bản sắc riêng biệt của báo PLVN. Chính vì vậy, vai trò lớn nhất của báo đối với SV là tuyên truyền, phổ biến các kiến thức pháp luật và giáo dục ý thức chấp hành pháp luật. Để phát huy sức mạnh này trong công tác GDĐĐ, tư tưởng chính trị, lối sống cho SV, báo PLVN cần đa dạng hoá thông tin trên mặt báo, cụ thể như sau:

+ Có thêm nhiều hình thức giáo dục pháp luật thông qua các chuyên mục của báo với những nội dung thông tin pháp luật rõ ràng, bảo đảm tính nhanh chóng, kịp thời, rộng khắp, phổ cập nhằm chuyển tải đến công chúng những nội dung văn bản pháp luật cần thiết do cơ quan chức năng của Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

+ Cần tăng thêm nhiều bài viết, phóng sự đề cập đến mọi khía cạnh của đời sống xã hội, góp phần đấu tranh chống cái cũ trì trệ, bảo thủ, khẳng định cái mới và những con người mới, tạo được ấn tượng và niềm tin của công chúng. Coi SV là một đối tượng phản ánh vì SV là đại diện tiêu biểu cho những con người mới của đất nước.

+ Xây dựng thêm chuyên trang, chuyên mục về pháp luật với nội dung phong phú, sinh động, tăng thời lượng nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật

cho SV. Tiếp tục đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo một cách toàn diện, cho nhiều đối tượng, trong đó có SV.

B. Sử dụng linh hoạt các thể loại báo chí

Để báo chí ngày càng hấp dẫn và lôi cuốn SV, không chỉ chú trọng vấn đề đa dạng hoá thông tin về mặt nội dung, mà cần quan tâm đến cả các khía cạnh hình thức thể hiện, chủ yếu là khai thác thế mạnh của một số thể loại báo chí phù hợp với mỗi tờ báo, đồng thời bổ sung thêm những thể loại mà thời gian qua các báo chưa chú ý sử dụng.

- Báo SVVN đã sử dụng linh hoạt 9 thể loại báo chí là: Xã luận, tin, bài, phóng sự, phỏng vấn, trắc nghiệm, điều tra, ký chân dung, ghi nhanh. Tin là thể loại báo chí phổ biến nhất trên báo SVVN. Tuy nhiên, phần lớn các tin đều ở dạng tin vắn, tin ngắn. Chính vì vậy, báo cần đưa nhiều tin sâu hơn, phản ánh rõ nét không khí hoạt động Đoàn, Hội trong cả nước, cũng như nhiều sự kiện khác. Phỏng vấn là thế mạnh của báo. Các bài phỏng vấn nhân vật rất ấn tượng, nội dung câu hỏi hay và lạ, bám sát vào những điều SV quan tâm. Cùng với phỏng vấn, phóng sự cũng là một thể loại báo chí xuất hiện thường xuyên trên báo với nhiều phát hiện mới lạ. Chính vì vậy, báo cần duy trì và phát huy hơn nữa hai thể loại báo chí này. Báo chưa khai thác nhiều các thể loại chính luận báo chí, chủ yếu sử dụng các bài xã luận nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ. Nội dung của các thể loại chính luận đem lại khả năng định hướng tư tưởng cao, rất phù hợp khi đề cập đến các nội dung giáo dục lý tưởng, tư tưởng chính trị cho SV. Chính vì vậy, báo nên tăng cường tần suất xuất hiện các thể loại chính luận.

- Chín thể loại báo chí nêu trên cũng được báo Thanh niên khai thác khá triệt để với ưu thế thuộc về các thể loại bài báo, phóng sự, tin tức và xã luận. Báo Thanh niên cần cân đối việc sử dụng các thể loại. Tuy bài báo là một thể loại có nhiều ưu thế trong việc phản ánh, tuyên truyền, phổ biến những nội dung GDĐĐ cần thiết nhưng việc nó chiếm tỷ lệ quá cao (42%) dẫn đến sự nhàm chán đối với độc giả, đặc biệt với SV là những người yêu thích sự mới lạ. Cần tăng số lượng

142

bài thuộc các thể loại phỏng vấn, trắc nghiệm, ký chân dung nhằm đa dạng hoá hình thức thể hiện và phương thức chuyển tải thông điệp giáo dục.

- Báo GD & TĐ sử dụng nhiều nhất thể loại bài báo, phóng sự (80,3%) gây nên sự mất cân đối nghiêm trọng trong hình thức thể hiện thông tin. Cách thức chuyển tải thông điệp của báo đơn điệu, kém sức thuyết phục, đôi khi rập khuôn, máy móc. Báo chưa chú trọng thể loại tin tức, chưa thông tin được những sự kiện quan trọng đối với giới SV. Ví dụ như với chính sách cho vay vốn mới cho HSSV, báo chỉ đưa tin vắn tắt; trong khi đó các báo khác còn có bài bình luận chuyên sâu. Chính vì vậy, báo cần tăng cường sử dụng thể loại tin tức và các thể loại báo chí khác giúp cho việc chuyển tải thông tin thêm sinh động, hấp dẫn và dễ dàng đi vào suy nghĩ, lối sống của SV.

- Các thể loại báo chí trên báo PLVN khá đơn điệu. Chiếm ưu thế là thể loại bài báo, phóng sự, bài điều tra với tỷ lệ khá cân đối. Tuy nhiên thế mạnh của báo là ở các bài bình luận, đánh giá trên khía cạnh pháp lý về những sự kiện xã hội diễn ra hằng ngày cũng chưa được duy trì làm tốt, làm đều trong các kỳ báo. Do đó, báo cần duy trì thường xuyên những bài viết theo thể loại chính luận báo chí sẽ tạo thành nét đặc sắc và có hiệu quả định hướng cao đối với người đọc. Báo cần chú ý hơn đến thể loại tin tức để kịp thời thông tin những sự kiện nóng hổi về nội chính, an ninh trật tự.

Đối với cả bốn tờ báo nên cân đối tần số xuất hiện của các thể loại báo chí khác như xã luận, trắc nghiệm, ký chân dung, ghi nhanh, điều tra, câu chuyện báo chí, tiểu phẩm... mỗi thể loại đều có những ưu thế khác nhau, vì vậy sử dụng cân đối các thể loại sẽ tạo nên sự phong phú, đa dạng trong cách thể hiện khiến mỗi tờ báo không bị đơn điệu, khô khan, cứng nhắc mà trở nên sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc nói chung và SV nói riêng.

C. Tạo điều kiện để SV trực tiếp tham gia vào việc định hướng việc rèn luyện đạo đức cho SV

V.I. Lênin từng nói: “Cơ quan báo chí sẽ sinh động, đầy sinh lực, khi nào cứ năm nhà văn lãnh đạo và thường xuyên viết sách báo thì lại có năm trăm và năm nghìn nhân viên công tác không phải nhà văn” [46, tr. 119]. Chính sự tham gia của quần chúng nhân dân đã làm cho báo chí thực sự trở thành diễn đàn dân chủ để người dân phát biểu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình; trực tiếp tham gia thảo luận những vấn đề của đất nước. Dựa trên nguyên tắc này, các báo cần tạo điều kiện để SV trực tiếp tham gia vào việc định hướng việc rèn luyện đạo đức cho SV.

Hơn ai hết, chính SV là những người hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng, tình trạng đạo đức, lối sống của SV. Việc tạo điều kiện cho SV trực tiếp tham gia vào các hoạt động truyền thông trên báo có tác dụng phản ánh xác thực đời sống SV, là nơi SV bày tỏ chính kiến, quan điểm của mình, thế hệ mình; từ đó, các báo có thể uốn nắn và định hướng những giá trị mới hình thành trong SV. Báo SVVN dành tới 50% số lượng tin, bài đăng tải trên mặt báo cho các cộng tác viên là SV của nhiều trường ĐH, CĐ. Chính vì vậy, báo có thể đi sâu vào từng ngõ ngách cuộc sống của SV. Các báo Thanh niên, GD & TĐ, PLVN cũng có khá nhiều cộng tác viên là SV. Tuy nhiên, muốn đánh trúng tâm lý của SV, đồng thời nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục, các báo cần chú trọng hơn việc tuyển chọn, bồi dưỡng cho cộng tác viên; bên cạnh đó, nên tạo những diễn đàn trao đổi để thu được ý kiến đa dạng của SV từ nhiều trường ĐH, CĐ trên mọi miền từ đồng bằng tới miền núi. Cách làm này mang lại giá trị “giáo dục kép” cho SV, cần khuyến khích phát huy.

D. Vận dụng tốt các phương pháp tuyên truyền

Về phương diện này, báo Thanh niên đã làm tốt, vận dụng linh hoạt cả bốn phương pháp tuyên truyền theo “điểm”, “vệt”, “diện”, “thường xuyên” việc định hướng rèn luyện đạo đức cho SV.

Các báo SVVN, GD & TĐ, PLVN chưa thực sự phát huy hết sức mạnh của tất cả các phương pháp tuyên truyền. Trước hết, cần có những bài viết “có sức nặng”

về giáo dục lý tưởng, truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước cho SV sử

Một phần của tài liệu Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)