Bối cảnh quốc tế và trong nước

Một phần của tài liệu Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 124)

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRONG VIỆC RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN

3.1.2.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước

A. Bối cảnh quốc tế

Thế kỷ XXI sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi. Tình hình quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, những mâu thuẫn cơ bản trên thế giới vẫn còn tồn tại, biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau và có mặt còn sâu sắc hơn; các tranh chấp, xung đột cục bộ, cùng với hoạt động khủng bố quốc tế có thể gây mất ổn định ở khu vực và nhiều nơi trên thế giới. Các vấn đề mang tính toàn cầu như dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, khan hiếm các nguồn năng lượng và nguyên, vật liệu, khoảng cách giàu nghèo... sẽ càng trở nên gay gắt hơn. Tuy nhiên, trong thời gian tới trên thế giới, hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo [18, tr. 81].

124

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế là một xu thế khách quan, vừa là quá trình hợp tác để phát triển vừa là quá trình đấu tranh của các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích quốc gia. Sự phát triển các phương tiện truyền thông, mạng viễn thông, Internet tạo thuận lợi giao lưu và hội nhập văn hoá, đồng thời cũng diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt để bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc [3, 18].

Về khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học đang có những bước tiến nhảy vọt thúc đẩy sự phát triển kinh tế tri thức. Vai trò của tri thức và sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng. Các nước đang phát triển có cơ hội vươn lên thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển. Khoa học - công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển KTXH.

Bên cạnh các yếu tố kinh tế, văn hoá ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển. Song song với xu hướng toàn cầu hoá kinh tế có xu hướng toàn cầu hoá văn hoá, trong đó diễn ra các mặt hợp tác và đấu tranh để hoà nhập và bảo tồn các giá trị văn hoá đặc trưng của từng dân tộc, quốc gia và khu vực. Văn hoá không chỉ được xem là thước đo mà còn tạo ra nền tảng, động lực cho sự phát triển.

B. Bối cảnh trong nước

Đại hội IX đã tiếp tục khẳng định trên cơ sở nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc; trong thời gian từ nay đến năm 2010 đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Con đường CNH, HĐH của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt. Nền kinh tế nước ta phát triển với tốc độ tương đối cao (7 - 8%) và ổn định, có khả năng cạnh tranh, đạt vị trí trung bình trong khu vực. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp và dịch vụ, khai thác được lợi thế về con người, tài nguyên và vị trí địa lý của Việt Nam [3, tr. 80-82].

Trong những năm tới, các thế lực phản động quốc tế sẽ tiếp tục kích động các vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, dân tộc, tôn giáo, tăng cường hỗ trợ các thế lực

phản động và cực đoan trong nước để gây mất ổn định chính trị - xã hội và tạo cớ can thiệp. Mặc dù vậy, như Hội nghị TƯ 8 (khoá IX) đã nhận định, chúng ta có thể và cần phải phát huy mọi điều kiện, giữ vững môi trường hoà bình ổn định để tập trung sức xây dựng và phát triển đất nước. Những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới và CNH, HĐH đất nước trong những năm qua đã tăng cường thế và lực của đất nước, tăng thêm lòng tin của nhân dân vào đường lối và sự lãnh đạo của Đảng. Lòng tin này tiếp tục được củng cố và tạo thành một sức mạnh thống nhất, làm cơ sở cho sự ổn định chính trị - xã hội. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được củng cố, tăng cường trên nền tảng thống nhất mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” [3, tr. 80-82].

Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được của sự nghiệp xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong những năm qua, nhất là những kết quả của việc triển khai thực hiện Nghị quyết TƯ 5 (khoá VIII) và việc thực hiện những mục tiêu xây dựng và phát triển văn hoá được xác định tại Nghị quyết TƯ 10 (khoá IX), trong những năm tới, sự phát triển kinh tế và văn hoá sẽ đồng bộ hơn; cùng với việc mở rộng giao lưu văn hoá, các giá trị mới của văn hoá Việt Nam và các giá trị tốt đẹp của truyền thống văn hoá dân tộc được bồi đắp, phát huy; môi trường văn hóa sẽ lành mạnh, tốt đẹp, phong phú hơn, tác động theo hướng tích cực đối với TNSV.

Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 đã xác định những mục tiêu chung về phát triển giáo dục cả về quy mô và chất lượng đồng thời cũng xác định những mục tiêu cụ thể, như: Nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở các trình độ; nâng số SV trên một vạn dân từ 118 năm học 2000 - 2001 lên 200 vào năm 2010. Phát triển giáo dục không chính quy, huy động tiềm năng của cộng đồng để xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội cho mọi người có thể học tập suốt đời, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mỗi cá nhân, góp phần nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực. Hiện nay, chúng ta đang thực hiện giai đoạn 2 của Chiến lược phát triển giáo dục. Tuy nhiên, nền giáo dục ở nước ta còn những yếu kém, hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển của TNSV. Đó là: Chất lượng giáo dục, đào tạo còn thấp,

126

tính khoa cử, thiếu cân đối giữa lý thuyết và thực hành, giữa trí lực và thể lực, giữa văn hoá và đạo đức. Công tác quản lý giáo dục còn nhiều yếu kém, thiếu sót. Bệnh thành tích dẫn đến hiện tượng gian dối trong dạy và học tồn tại ở các địa phương, các cấp học. Nhìn khái quát, nền giáo dục Việt Nam hiện bị tụt hậu so với thế giới, là thách thức lớn đối với nước ta [3, tr. 82].

Việc đẩy mạnh CNH, HĐH, triển khai thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển KTXH giai đoạn 2001 - 2010 và đến 2020 sẽ tạo ra cho đất nước bước phát triển mới, những điều kiện vật chất đảm bảo đáp ứng tốt hơn cho các yêu cầu của sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, phát triển TNSV, là yếu tố thuận lợi của bối cảnh trong nước đối với tình hình TNSV và công tác giáo dục, định hướng giá trị cho TNSV. Tuy vậy, sự phát triển KTXH nước ta trong những năm tới còn gặp những khó khăn, thách thức. Thách thức chung lớn nhất mà Đảng ta đã xác định đó là phải vượt qua nguy cơ tụt hậu về mặt kinh tế. Đặc biệt là khi chúng ta đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Điều này tạo nên sự tác động, ảnh hưởng đến công tác giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ nói chung và TNSV nói riêng.

Một phần của tài liệu Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 124)