1. Giáo dục lý tưởng, truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương đất nước 2 Giáo dục tự học, tự rèn luyện.
2.2.2. Giáo dục ý thức tự học tập, tự rèn luyện
Sự đổi mới sâu nhất trong điều kiện và đòi hỏi mới ngày hôm nay đối với nhiệm vụ công tác tư tưởng cho SV là ở khả năng chuyển từ ý định, mục tiêu, sự chỉ đạo giáo dục thành phong trào và hoạt động tự giáo dục do chính SV tự nguyện làm nên. Ở đây cần diễn ra một quá trình mới, đi qua sự áp đặt, sự dẫn dắt ít nhiều bị động, gò bó để đến với sự tự nguyện, biến sự chỉ đạo, hướng dẫn từ trên xuống
thành một nhu cầu hoạt động từ bên trong của bản thân sinh viên.
Đặc điểm nổi bật của SV hiện nay là tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và nghiên cứu khoa học. Việc học tập không chỉ giới hạn trong sách vở, giáo trình mà từ nhiều nguồn khác nhau. Đặc biệt với sự phát triển của Thư viện giáo trình điện tử sẽ tạo ra một bước đột phá giúp các giảng viên, SV và người học Việt Nam có cơ hội tuyệt vời tiếp cận với nguồn tài liệu học tập hàng đầu thế giới có sẵn trực tuyến và miễn phí. Tuy nhiên, SV phải tự học nhiều hơn để tạo nên sự khác biệt trong môi trường cạnh tranh đó.
Kết quả khảo sát do Viện Khoa học Xã hội và TƯ Đoàn TNCS HCM cho thấy chỉ khoảng 30% số SV tích cực học tập và tham gia vào các hoạt động tập thể. Trong khi đó một số lượng lớn không chịu học hành chỉ lo xin điểm, quay cóp. Từ thực trạng đó đặt ra yêu cầu bức thiết cho toàn xã hội: Làm thế nào để giáo dục ý thức tự học tập, tự rèn luyện cho SV?
Các cơ quan báo chí đi đầu trong nhiệm vụ này. Trong hai năm 2006, 2007, báo SVVN có 134 bài (chiếm 17% tổng số bài viết về SV) có tác dụng giáo dục tinh
thần tự học, tự rèn luyện cho SV. Ở các báo Thanh niên, GD & TĐ, PLVN số lượng bài và tỷ lệ tương ứng là 54 bài (21%), 58 bài (29%), 30 bài (39%).