Báo Thanh niên với việc giáo dục tình tình yêu, hôn nhân, gia đình

Một phần của tài liệu Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 98)

1. Giáo dục lý tưởng, truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương đất nước 2 Giáo dục tự học, tự rèn luyện.

2.2.4.2. Báo Thanh niên với việc giáo dục tình tình yêu, hôn nhân, gia đình

Đối với các nhà xã hội học, tình yêu làm xã hội đẹp thêm nhưng lại nảy sinh nhiều rắc rối. Rắc rối khởi đầu khi trai, gái yêu nhau, rồi tiếp tục khi họ kết hôn, chung sống và tình yêu biến thiên tạo ra những thăng trầm suốt cuộc đời họ, gây ảnh hưởng tốt hay xấu đến xã hội. Giới trẻ, tình yêu với họ là những dấu hỏi mà không ít người đã tự trả lời cho mình bằng... sự sai lầm.

Khác với báo SVVN, báo Thanh niên có nhiều bài viết sâu sắc phản ánh hậu quả của sự thiếu hiểu biết và quan điểm “thoáng” của TNSV về tình yêu, tình dục, hôn nhân, gia đình. Tuy số lượng bài viết trong mảng đề tài này không nhiều (11 bài) và chiếm tỷ lệ thấp nhất (21%) trong các nội dung phản ánh về SV nhưng có nhiều bài sâu sắc, sát với thực tế.

Để trả lời câu hỏi: “Giới trẻ yêu như thế nào?” số 120 (30/04/2006), bác sĩ Lê Thúy Tươi đã khắc họa một cách chân thực tình yêu của giới trẻ hiện nay. SV được coi là “đã lớn” thế nhưng trong môi trường ĐH, CĐ không bị thầy cô và cha mẹ kèm có thể dẫn đến lầm lỡ.

“Trong sinh viên tồn tại rất nhiều kiểu yêu: yêu chung chung, cùng nhau hưởng thụ mật ngọt của tình yêu, không cần nghĩ đến tương lai. Yêu theo phong

98

trao nhau hết sạch như một canh bạc cháy túi. Yêu là vật chất, anh nào tặng quà, cho tiền để xài nhiều thì yêu nhiều. Yêu thử cho biết, sống thử xem nó thế nào...Những năm gần đây rộ lên tình @, tức là chat qua mạng, làm quen, rồi mê nhau qua câu chữ, hẹn hò và yêu nhau mà không biết mình đang yêu ai. Thứ tình ảo cũng làm khối bạn dở khóc dở cười...”

Những quan niệm về tình yêu của nhiều SV hiện nay thật đáng báo động. Lứa tuổi SV, yêu là một hiện tượng tâm lý mang tính qui luật, nhưng đây lại là giai đoạn tích lũy kiến thức cho nghề nghiệp mà bạn đã chọn. Việc chế ngự những cảm giác vui nhất thời, tập trung cho sự nghiệp đòi hỏi một quá trình rèn luyện, một lối nghĩ đúng đắn và hơn cả là sự tôn trọng, bảo vệ phẩm giá của người mình yêu.

Người đang yêu cũng cần có cách bày tỏ tình cảm làm sao cho không đi ngược lại thuần phong mĩ tục của dân tộc và không làm ảnh hưởng đến người khác. Thế nhưng, dường như những người trẻ đang yêu không mấy quan tâm đến chuyện đó. Bài “Bến tình sinh viên” (31/10/2006), tác giả Hải Văn đã chỉ ra những cảnh tượng đã trở nên khá quen thuộc hiện nay: “Cách thức tâm sự của những đôi tình nhân này cũng có năm bảy kiểu: đôi kín đáo thì tựa đầu, ôm eo... nhưng cũng có những đôi chẳng ngại ngần để cảm xúc bộc lộ một cách “thoải mái”, nhiều khi tự nhiên đến mức ai đi ngang nhìn thấy cũng phải đỏ mặt quay đi... Nhiều đôi không thích ngồi mà chọn cách vừa nằm, vừa ngắm sao, vừa trò chuyện và... hơn thế nữa”. Thật đáng buồn khi SV - những người được giáo dục - lại trở thành những kẻ “lộ liễu, táo bạo quá chẳng còn biết tế nhị hay ngại ngùng gì...”.

Từ những cuộc tâm tình “bốc lửa” đến “góp gạo thổi cơm chung” không phải là hiện tượng quá lạ lẫm trong giới SV ngày nay. “Sinh viên góp gạo thổi cơm chung”

(24/01/2007) bởi nhiều lý do, trong đó có những “lý do rất SV” như: “vừa giảm chi phí cho việc ăn uống, đồng thời cũng tăng thêm chất lượng bữa ăn mỗi người”. SV thường ngụy biện cho hành vi của mình: “Sống nháp, sống thử, nếu thấy hợp nhau thì ra trường sẽ cưới thành vợ, chồng, còn không hợp thì “cắt sớm” khỏi bận bịu gì sau

này”. Với “triết lý con cua” ấy, nhiều đôi đã phải khóc dở mếu dở vì ban đầu cuộc tình thật đẹp mà kết thúc lại nhiều cay đắng.

Báo Thanh niên đã chỉ ra những cái chưa được trong quan niệm về tình yêu để SV có cái nhìn đúng đắn hơn về tình yêu đích thực. Nếu không xác định rõ, tình yêu sẽ trở thành “Những đám cưới buồn” (09/01/2007). Bài báo đã chỉ ra hậu quả SV ăn vội trái cấm. Những đám cưới được tổ chức biến ngày vui nhất trong cuộc đời thành những câu chuyện buồn với thái độ cư xử không mấy mặn mà của người thân trong gia đình. Vậy để tình yêu dẫn đến hôn nhân theo ý muốn là phải biết trân trọng, giữ gìn tình yêu đích thực của mình.

Ngoài ra, báo Thanh niên còn dành một lượng lớn phản ánh “Những cuộc tình “thất bát” trước mùa Valentine” (02/02/2007), “Thêm một kiểu tỏ tình chấn động chốn giảng đường” (27/01/2007), “Đức lang quân trong mắt nữ sinh viên”

(14/04/2007), “Sinh viên yêu và cưới”(03/04/2007).

Thông qua các bài báo trên, có thể thấy rằng, SV cần có những lời khuyên chân thành để có được tình yêu, cuộc sống hôn nhân phát triển lành mạnh, trong sáng, phù hợp với đạo đức truyền thống của con người Việt Nam. Trong đó nhà trường, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Thanh niên và gia đình phải có vai trò chính trong việc giáo dục, động viên và chăm sóc những tình cảm đẹp của SV.

Một phần của tài liệu Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 98)