Báo GD & TĐ với giáo dục lòng nhân ái, văn hoá ứng xử, đời sống, pháp luật

Một phần của tài liệu Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 82)

1. Giáo dục lý tưởng, truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương đất nước 2 Giáo dục tự học, tự rèn luyện.

2.2.3.3. Báo GD & TĐ với giáo dục lòng nhân ái, văn hoá ứng xử, đời sống, pháp luật

luật

Viết về mảng đề tài giáo dục lòng nhân ái, văn hoá ứng xử, đời sống, pháp luật của SV, báo GD & TĐ đã dành 38% (75 tin, bài) số lượng bài phản ánh về SV. Mỗi nội dung có những cách chuyển tải riêng với mục đích đạt hiệu quả giáo dục tốt nhất để thực hiện nhiệm vụ của báo là diễn đàn xã hội hoá giáo dục.

TNSV là bộ phận rất năng động, nhiệt huyết, sẵn sàng tham gia các hoạt động xã hội khác nhau vì lợi ích cộng đồng. Tiếp nối phong trào “Ba sẵn sàng” của thế hệ đi trước, phong trào “Tình nguyện” trong TNSV được đẩy mạnh và hoạt động có hiệu quả trong nhiều năm qua, được dư luận xã hội công nhận.

“Chỉ còn ít ngày nữa thôi là kỳ thi tuyển sinh ĐH - CĐ 2006 bắt đầu, lượng thí sinh ngoại tỉnh đổ về Hà Nội ngày càng đông. Với tinh thần tương thân tương ái và tấm lòng hiếu khách của người Tràng An, SVTN Thủ đô trong màu áo xanh truyền thống đang cố gắng giúp các bạn thí sinh có được một mùa thi thành công và hiệu quả.”

Qua những dòng chữ mộc mạc ấy, không khí sôi nổi của hoạt động “SV tình nguyện thủ đô tìm nhà trọ cho thí sinh ngoại tỉnh” số 73 (21/06/2006) được tác giả Nguyễn Thắng chuyển tải đến độc giả một cách chân thực. Những “bóng áo xanh miệt mài và cần mẫn” đã trở lên hết sức quen thuộc với người dân Thủ đô trong những ngày tháng bảy nóng bỏng. Những giọt mồ hôi tình nguyện là biểu hiện rõ

82

đó của các bạn SV tình nguyện. Bạn Nguyễn Ngọc Anh (Học viện Kỹ thuật Quân sự) chia sẻ: “Đúng là niềm tin của người dân với lực lượng SVTN cần được củng cố thêm. Chúng tôi rất buồn khi đến liên hệ với các nhà trọ thì được hỏi về mức phần trăm mà bọn tôi được hưởng. Thêm vào đó các chủ nhà trọ cũng không cho tiết lộ các thông tin cụ thể và chính xác về giá cả”. Cũng may mà vẫn còn nhiều tấm lòng tương thân tương ái như ông Nguyễn Đình Hà: “Trước con tôi cũng từng đi thi ĐH ở xa nên tôi rất hiểu những khó khăn mà thí sinh cũng như người nhà thí sinh phải đối diện. Nhà tôi trước đây chưa cho thuê trọ bao giờ nhưng thầy các cháu thí sinh khó khăn thì giúp đỡ miễn phí thôi”.

Qua những bài viết này, báo GD & TĐ đã góp phần củng cố thêm niềm tin của xã hội vào lực lượng SV tình nguyện với mong muốn những tấm lòng nhân ái của các bạn cũng sẽ gặp được những tấm lòng tương thân tương ái như thế. Có như vậy phong trào tình nguyện mới thực sự là nơi khơi dậy và thể hiện lòng yêu thương con người vốn tiềm tàng trong trái tim mỗi bạn SV.

Nhiều bài viết khác trên báo GD & TĐ đã góp phần giáo dục tấm lòng yêu thương gia đình, yêu thương đồng bào và dân tộc cho SVVN: “Khúc Hải Vân - Nhìn cuộc đời bằng trái tim” số 95 (10/08/2006), “Tình nguyện từ trái tim” số 76 (26/06/2007). Xã hội đang rất cần những tấm lòng nhân hậu và trái tim khát khao cống hiến, phục vụ cộng đồng của những con người như vậy.

Đời sống SV phía sau giảng đường đã phản ánh phần nào những xu hướng về phương diện nhân cách, tính tự chủ và chủ động trong sinh hoạt ứng xử giữa SV với SV, SV với môi trường xã hội.

Tuổi trẻ đẹp giữa cuộc đời phải là tuổi trẻ biết sống vì mọi người. Đó là cái không thể thiếu ở nhân cách con người mới. Mặt khác, tôn trọng tập thể, giữ gìn kỷ cương cũng là một vẻ đẹp của nhân cách con người mới XHCN biết vì lợi ích chung, gắn mình vào nếp sống văn minh, khoa học mà xã hội đặt ra. Nếu không tôn trọng qui định của tổ chức, kỷ cương của xã hội tức là tách mình ra khỏi tổ chức, xã hội. Người không giữ nếp sống có văn hóa là người tự hạ thấp mình.

Phản ánh đời sống, lối giao tiếp ứng xử trên báo GD & TĐ đã phần nào cho thấy mục đích hướng cho SV đến những chuẩn mực đạo đức nhất định thông qua cử chỉ, hành vi của mỗi SV. Những lời khuyên cho SV nữ trong văn hóa ăn mặc, cử chỉ điệu bộ, hành vi ứng xử, phong cách suy nghĩ trong các quan hệ được báo phân tích rất kỹ, chỉ ra những nhược điểm đối với SV nữ: “Dễ dãi - điều bạn gái phải tránh”

số 15 (04/02/2006).

Trong quá trình học tập, SV chịu nhiều áp lực cuộc sống vật chất, nơi ăn, chốn ở, các hoạt động tinh thần còn thiếu thốn, ảnh hưởng của tiêu cực xã hội, việc làm tương lai... dẫn đến việc SV chưa hài lòng với cuộc sống hiện tại. Nắm được thực tế đó, báo GD & TĐ đã có nhiều bài viết phản ánh những băn khoăn của SV:

“Sinh viên ra trường những chặng đường xin việc” số 130/2006; “Nữ sinh viên báo chí những nỗi niềm” số 121 (10/10/2006); “Nhảy việc: nỗi hoang mang của những người trẻ”số 121/2006; “Ra trường... Đi đâu” số đặc biệt tháng 6/2007.

Theo báo cáo chuyên đề của TƯ Hội SVVN năm 2006: Đời sống vật chất của SV đã được cải thiện nhưng với mức tiền hỗ trợ của gia đình trung bình 500.000/tháng tương đương gần 2 tạ thóc SV phải chi phí cho sinh hoạt và học tập (đóng học phí 120.000đ - 240.000đ/tháng, 100.000đ nhà ở, 360.000đ tiền ăn...) là rất khó khăn.

Theo quyết định 157/2007/QĐ-TTg, SV được vay tín dụng. Chính vì vậy

“Sinh viên vay tín dụng đông chưa từng thấy” số 131 (01/11/2007) là phản ánh thực tế đời sống của SV.

Trên số báo 100 (21/08/2007), tác giả Hương Oanh đã cho biết sáu tháng đầu năm 2007, giá tiêu dùng đã tăng 6,19%. Riêng tháng 7 giá tiêu dùng, lương thực, thực phẩm leo thang vùn vụt khiến người tiêu dùng choáng váng, đặc biệt là những SV đi “trọ học”. SV phải long đong trong cơn bão giá như học phí, sách vở, thức ăn đều tăng lên. Trong khi giá cả tiêu dùng và dịch vụ đồng loạt “leo thang” nhưng ngân sách gia đình lại “có hạn” không ít SV đã xơ mì tôm cả tuần, có khi cả tháng

84

Ngoài ra còn có một số bài báo khác phản ánh đời sống văn hóa ứng xử của SV như: “Sinh viên bi hài từ những hợp đồng thuê nhà bằng miệng”số 70/2007.

Chuyện tăng giá sinh hoạt đã ảnh hưởng không ít đến SV. Nhiều người đã tạm thời nghỉ học để đi làm. Vậy có bao nhiêu phần trăm SV khẳng định đều là việc làm của mình đúng pháp luật Nhà nước? Rõ ràng đời sống SV nó tác động đến đạo đức, phẩm chất của SV.

Một bộ phận nam SV ham mê cá độ bóng đá, cờ bạc, lô đề... Bài “Đốt đời theo giấc mộng đỏ đen” số 53 (04/05/2006) của tác giả Đỗ Hợp phản ánh một thực tế là hiện nay giới trẻ đang đua theo “giấc mộng đỏ đen”. Giàu chỉ chốc lát rồi tay trắng lại trắng tay. Mà đâu chỉ có trắng tay, đa số đều rơi rụng và nợ nần chồng chất. Bài báo đã phê phán phong cách sống của SV nó ảnh hưởng đến nhân cách đạo đức. Tác giả cũng nhắn gửi đến những “con bạc” những lời chân tình: “ Nếu ai đã một lần đốt đời theo giấc mộng đỏ đen thì xin hãy dừng lại. Đó không phải là cuộc đời của bạn. Nếu bước vào đó bạn sẽ phải trả giá bằng chính cuộc đời tương lai trước mặt”.

Cũng viết về chủ đề này có bài “Cá cược bóng đá trong sinh viên: Bao giờ chấm dứt” số 61/2007, “Những kẻ mê cá độ bóng đá” số 148/2006 phản ánh tình trạng SV vi phạm pháp luật trong cá độ bóng đá ảnh hưởng sức khỏe, tiền bạc và nhân cách con người. Đối với nữ SV thì ham mê bói toán “Sinh viên mê... bói” số 50/2007.

Báo GD & TĐ còn có nhiều bài viết giúp SV nâng cao cảnh giác, giúp họ không biến thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo, trộm cắp: “Cảnh giác khi tới trung tâm giới thiệu việc làm” (số 100/2006), “Báo động tình trạng mất cắp trong sinh viên” (số 109/2006).

Những bài viết về lòng nhân ái, văn hóa ứng xử, đời sống, pháp luật trên báo GD & TĐ mang ý nghĩa giáo dục cao. Tuy số lượng bài viết không nhiều nhưng với cách phản ánh chân thực, không đi sâu vào phê phán, mà như những lời khuyên nhủ

thấu tình đạt lý của những người làm giáo dục đã khiến SV phải tự nhìn lại bản thân mình, tự rút kinh nghiệm cho mỗi hành động của mình.

Một phần của tài liệu Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 82)