Phương pháp tuyên truyền

Một phần của tài liệu Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 112)

1. Giáo dục lý tưởng, truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương đất nước 2 Giáo dục tự học, tự rèn luyện.

2.3.3. Phương pháp tuyên truyền

Nội dung GDĐĐ cho SV trên 4 tờ báo được đưa theo “điểm” hoặc tạo thành các “vệt”, “diện”, cao nhất là “thường xuyên”. Tùy theo phương pháp tuyên truyền mà hiệu quả tác động có mức độ sâu rộng khác nhau.

Ở nội dung giáo dục lý tưởng, truyền thống, tình yêu quê hương, đất nước có thể thấy phương pháp tuyên truyền chủ yếu trên cả 4 báo là tuyên truyền theo

“điểm” và theo “vệt”. Các bài viết thường được đăng tải theo từng chủ đề chào mừng các ngày lễ quan trọng, sự kiện đặc biệt của đất nước.

112

Báo Thanh niên có bài“Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên” (21/04/2006) nhân sự kiện “Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X”; “Sinh viên nên đặt chữ nhẫn lên đầu” (09/01/2006) nhân ngày truyền thống HSSV Việt Nam; “Tình yêu người lính” (22/12/2007); “Nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn, tăng cường bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp, xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc” (19/12/2007).

Trên số Tết năm 2006, báo SVVN đăng tải cuộc trao đổi đầu xuân với Bí Thư thứ nhất TƯ Đoàn: “Gia tăng hơn nữa hàm lượng trí tuệ trong các hoạt động của tuổi trẻ”; bài “Phải dám là mình”(số 34/2006); “ Lòng yêu nước và trách nhiệm của tuổi trẻ” (số 50/ 2007).

Báo GD & TĐ có bài: “Cùng đất nước, họ đã lớn lên” (số đặc biệt tháng 4/2006); “Những ngôi sao tháng giêng lấp lánh” (10/01/2006); “Dạy cho học trò biết yêu nước thương nòi” (số đặc biệt tháng 9/2007); “Tự hào sinh viên Việt Nam”

(09/01/2007); “Thanh niên là rường cột của nước nhà, là tương lai của đất nước”

(27/03/2007).

Nhân các ngày kỷ niệm như: Ngày truyền thống HSSV Việt Nam, ngày thành lập Đoàn và các sự kiện quan trọng của đất nước như: Đại hội Đoàn toàn quốc, báo PLVN đăng tải nhiều bài có nội dung giáo dục lý tưởng, niềm tin cho TNSV. Đó là: “Những chủ nhân tương lai của hội nhập” số 8 (09/01/2007); “Sẵn sàng cống hiến sức trẻ cho Tổ quốc” số 303 (19/12/2007).

Qua khảo sát trên 4 tờ báo, thế mạnh về tuyên truyền theo “điểm” nổi trội nhất ở báo Thanh niên do đây là tờ nhật báo lớn, đồng thời là diễn đàn của thanh niên. Các báo GD & TĐ, PLVN cũng tận dụng tương đối tốt phương pháp này để giáo dục lý tưởng cho thanh niên với những bài viết có tính trọng tâm, sâu sắc.

Bên cạnh tuyên truyền theo “điểm” là phương pháp được cả bốn báo sử dụng khá hiệu quả thì tuyên truyền theo “diện” là thế mạnh đặc biệt của báo Thanh niên. Các bài viết sâu sắc, phong phú, đa chiều với sự tham gia của nhiều người viết có tác dụng giáo dục lớn trong giáo dục lý tưởng, truyền thống, tình yêu quê hương đất

nước như: Diễn đàn Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ (từ số 86 - ngày 27/03/2006 đến số 174 - ngày 23/06/2006); chuyên mục “Làm theo lời Bác” (từ số 127 - ngày 07/05/2007 đến số 183 - ngày 02/07/2007). Ngoài ra, tháng 3 và tháng 7 hàng năm tập trung các bài viết tạo thành “vệt” khơi dậy không khí sôi nổi và tinh thần hăng hái trong TNSV: “Theo bước chân tình nguyện” (tháng 7), “Tháng thanh niên”(tháng 3).

Ở báo SVVN cũng sử dụng phương pháp tuyên truyền theo “vệt” để giáo dục lý tưởng, truyền thống, tình yêu quê hương đất nước cho SV. Trong tháng 7/2007, báo đăng tải nhiều tin, bài với chủ đề “Kỷ niệm 60 năm ngày thương binh liệt sĩ”:

“Hướng tới ngày 27/7”, “Về với ngã ba Đồng Lộc”, “5 năm với phong trào đền ơn đáp nghĩa”, “Báo SVVN về thăm mẹ Tứ - Xứ Quảng”. Báo đã phản ánh không khí sôi nổi, nhiệt tình của SV trong mùa hè tình nguyện qua chuyên mục “Mùa hè tình nguyện”: “Điểm sáng mùa hè tình nguyện” (số 27/2006), “Tình nguyện xanh - Trái tim hồng”(số 30/2006).

Trên báo PLVN, GD & TĐ, có nhiều bài viết tạo thành “mảng” đề tài với nội dung: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đây là những bài viết cảm động và mang tính giáo dục cao. Ngoài ra, trên báo PLVN còn có “vệt” bài trong tháng Thanh niên (từ số 52 - 01/03/2006 đến số 76 - 29/03/2006): “Tuổi trẻ tình nguyện vì trách nhiệm cộng đồng”, “Tưng bừng các hoạt động của tuổi trẻ trong tháng Thanh niên”, “Thanh niên Tây Nguyên noi gương anh hùng Núp”.

Ở các nội dung giáo dục tự học tập, tự rèn luyện; giáo dục lòng nhân ái, văn hoá ứng xử, đời sống, pháp luật; giáo dục tình yêu, hôn nhân, gia được trên bốn tờ báo chủ yếu được tuyên truyền theo phương pháp “thường xuyên”. Phương pháp này mang lại hiệu quả giáo dục cao. Vì các vấn đề nảy sinh trong đời sống TNSV biến đổi từng ngày. Sự đề cập kịp thời vừa là yếu tố thu hút độc giả trẻ, vừa như những lời nhắc nhở thường xuyên giúp SV rèn luyện cho mình tấm lòng nhân hậu và lối sống lành mạnh, chấp hành kỷ cương pháp luật. Số lượng bài viết có thể chưa nhiều, có nội dung không phải lúc nào cũng xuất hiện trên mặt báo nhưng tính sâu

114

sắc, nóng hổi của nó có tác dụng như “mưa dầm thấm đất” góp phần quan trọng trong việc rèn luyện đạo đức của SV.

Với những phương pháp đã được áp dụng, hiệu quả tuyên truyền, giáo dục các vấn đề đạo đức, lối sống cho SV trên bốn tờ ngày càng sâu rộng.

Kết luận chương 2

Đạo đức là cái gốc của nhân cách. Đánh giá một nhân cách đã thực sự hình thành, trưởng thành hay chưa, trước hết phải xem ở mặt đạo đức của nó. Đây là thành phần nổi trội, là chủ đạo trong diện mạo một nhân cách con người. Đạo đức cũng đồng thời chi phối cách sống, lối sống hàng ngày của mỗi cá nhân. Chính vì thế, phải coi GDĐĐ là hàng đầu.

Vấn đề là ở chỗ, không phải là GDĐĐ một cách thuần tuý với những giáo huấn khô khan, trừu tượng. Lối giáo dục đó rất khó thuyết phục tuổi trẻ. Hơn nữa, giáo dục một cách quan liêu và hành chính mệnh lệnh mà trong hành động, việc làm lại không nhất quán, thiếu gương mẫu sẽ tạo ra những phản giáo dục rất nặng nề, có nguy cơ phá vỡ niềm tin của tuổi trẻ đồng thời một cách gián tiếp lại tạo cho họ nhiễm phải thói tật đạo đức giả, lối sống cơ hội, giả dối.

Vậy, trong GDĐĐ cho SV trên báo chí là chú ý khắc phục và xoá bỏ tình trạng đó, làm cho tinh thần đạo đức thấm sâu vào mọi hoạt động, mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống SV.

Qua khảo sát thực trạng báo chí với việc rèn luyện đạo đức của SV được thể hiện trên bốn tờ báo, chúng tôi đi đến kết luận:

Cả bốn tờ báo: SVVN, Thanh niên, GD & TĐ, PLVN đã có tác dụng nhất định trong việc GDĐĐ cho SV bằng lý tưởng, lòng yêu quê hương đất nước, lòng nhân ái.

Các báo đã có hình thức chuyển tải thông tin cho phù hợp với thực tiễn việc rèn luyện đạo đức của SV thông qua các thể loại báo chí phổ biến hiện nay. Chính

vì vậy, vai trò của báo chí đã tạo ra hình ảnh lớn, góp phần nâng cao nhận thức cho SV.

Tuy nhiên, một số nội dung thông tin cho SV tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức của mình về đời sống, pháp luật, tình yêu, hôn nhân còn quá ít (ở bốn tờ báo). Nhiều tờ báo còn mang nặng hình thức, thông tin chưa thực sự mới, sâu sắc cụ thể ở báo SVVN; với đối tượng là SV nhưng nội dung còn sơ sài, giáo dục lý tưởng cho SV còn quá ít ở báo PLVN, GD & TĐ.

Các báo chưa sử dụng hoặc chưa có những biện pháp hữu hiệu trong việc rèn luyện đạo đức của SV trong khi đó số lượng SV hiện nay chiếm tỷ lệ lớn, quan trọng.

Chương 3

Một phần của tài liệu Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 112)