Báo chí góp phần tuyên truyền tổ chức, hướng dẫn SV tham gia vào các phong trào thực tiễn chính trị xã hộ

Một phần của tài liệu Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 31)

phong trào thực tiễn chính trị - xã hội

Đó chính là những nơi SV có điều kiện rèn đức, luyện tài, trau dồi những kiến thức đặc biệt là thế giới quan khoa học trong cách nhìn, cách giải quyết vấn đề về cuộc sống. Bởi thực tiễn là nguồn gốc của tri thức và cũng là nơi kiểm tra chân

lý của những tri thức đó, chỉ có tham nhập vào thực tiễn, hòa mình vào thực tiễn, mỗi con người mới khẳng định đúng bản thân mình.

Trong những năm qua, các tác phẩm bao chí dành cho TNSV ngày càng đa dạng về thể loại, phong phú, sâu sắc về nội dung và gia tăng về số lượng.

SV là đối tượng được toàn xã hội quan tâm. Chính vì vậy, hầu hết các tác phẩm báo in đều đề cập đến đối tượng này với mức độ và khía cạnh khác nhau. Đồng thời, nội dung thông tin của các báo có nhiều vấn đề bổ ích và hấp dẫn SV. Có nhiều tờ báo dành phần lớn nội dung phản ánh đời sống học tập, văn hóa, tâm tư nguyện vọng của SV và phục nhu cầu giải trí của họ. Có thể kể đến các báo như: SVVN, Thanh niên, Thời trang trẻ, Tiền phong, Tuổi trẻ Thủ đô,... Bên cạnh việc kịp thời truyền tải đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; những vấn đề lớn của xã hội; các trang báo viết còn là nơi tuyên truyền về những tấm gương tốt và cảnh báo về những hiện tượng tâm lý xã hội tiêu cực. Các nội dung về nghề nghiệp, kỹ năng sống còn giúp SV có định hướng tốt cho tương lai và chuẩn bị hành trang bước vào đời. Nhu cầu giải trí của họ cũng được đáp ứng khá đầy đủ thông qua nhiều chuyên mục về thời trang, âm nhạc, văn hóa các vùng miền, các dân tộc, thể thao... Chính vì vậy những tờ báo này trở thành món ăn tinh thần bổ ích của SV, có tác dụng GDĐĐ và định hướng sự phát triển nhân cách cho TNSV.

Về phát thanh, truyền hình: các đài truyền hình hình Trung ương, Đài Tiếng nói Việt Nam có hàng ngàn buổi phát sóng phục vụ TNSV. Ngày càng nhiều chương trình truyền hình dành cho SV. Với đặc điểm có trình độ học vấn cao nên SV thường hào hứng và thể hiện ưu thế ở các sân chơi có chiều sâu kiến thức. VTV2 có chương trình “Theo dòng lịch sử”, truyền hình các cuộc thi Robocon... VTV3 có chương trình “Rung chuông vàng” là sân chơi dành nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của SV các trường ĐH trong cả nước hơn một năm qua. Chương trình “Tiếp sức” là nơi dành cho SV nghèo học giỏi tìm kiếm sự may mắn. Ngoài ra với cá tính trẻ trung, sôi nổi, ham hiểu biết, SV còn tham gia nhiều cuộc thi bổ ích khác như “Đấu trường 100”, “Đấu trí”, “Du lịch qua màn ảnh nhỏ”... Thông qua các

32

chương trình này SV vừa thỏa mãn nhu cầu giải trí vừa tự kiểm tra được kiến thức của mình, nhất là mảng kiến thức xã hội. Các chương trình âm nhạc, thời trang, phim ảnh, thể thao... cũng rất phong phú. Đặc biệt ở mảng phim truyện, trong thời gian qua đã có nhiều bộ phim làm về đời sống của SV trên giảng đường và ngoài cuộc sống như: “Hoa cỏ may”, “Dãy bàn ba người”... Đây là những bộ phim có ý nghĩa nhân văn sâu sắc hướng các bạn trẻ tới lối sống đẹp, “sống là cho đâu phải của riêng mình” nhận được sự hưởng ứng của các bạn trẻ và toàn xã hội.

Đặc biệt từ ngày 29/04/2007, một kênh truyền hình hoàn toàn mới - VTV6 đã ra mắt công chúng. Lần đầu tiên ở Việt Nam có một kênh truyền hình dành cho thanh thiếu niên. Các chương trình đã phát sóng gây dư luận tốt như: Vân tay, Nhà tròn, Thế hệ tôi, Kết nối trẻ, Đấu trường truyền hình... Các chương trình lấy đề tài từ cuộc sống giảng đường và những vấn đề của giới trẻ khi tiếp cận cuộc sống. Thông qua VTV6 toàn xã hội thể hiện sự quan tâm tới thanh niên, tìm ra cách nói mới để giáo dục thanh niên và lắng nghe ý kiến của thanh niên.

Bên cạnh truyền hình, Đài phát thanh cũng là người bạn khá gần gũi với SV trong điều kiện sống xa nhà. Thời lượng phát thanh dành cho TNSV ngày càng tăng với nhiều chương trình bổ ích như: “Cửa sổ tình yêu”, “Hành trình cùng bạn” với các chuyên gia tâm lý, bác sĩ giải đáp các vấn đề về tâm lý và sức khỏe sinh sản. Các chương trình ca nhạc khá phong phú như: “Quà tặng âm nhạc”, “Quich and Slown show”, XONE FM,... và nhiều chương trình phổ biến kiến thức bổ ích khác.

Báo điện tử tuy mới xuất hiện hơn 10 năm nhưng đã bước đầu đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của người sử dụng trong nước phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, vui chơi giải trí... Có thể nói báo điện tử mang lại khối lượng thông tin khổng lồ được cập nhật liên tục, dễ dàng truy cập với giá thành rẻ. Đây là một trong những điểm hấp dẫn và phù hợp với SV - đối tượng có nhu cầu thông tin lớn nhưng

“túi tiền có hạn”. SV có thể khai thác thông tin phục vụ cho việc học tập đồng thời thỏa mãn nhu cầu về âm nhạc, phim ảnh, mua sắm, tìm việc... Các trang điện tử đề cập nhiều đến đối tượng SV như: thanhnien online (báo Thanh niên), tuoitre.com.vn

(báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh)... Các chương trình giao lưu trực tuyến, các diễn đàn là nơi TN SV bày tỏ tiếng nói riêng của mình về các vấn đề đời sống, xã hội. Báo điện tử góp phần không nhỏ vào việc làm phong phú đời sống văn hóa của SV.

Đề cập đến vai trò của báo chí với vấn đề giáo dục, rèn luyện đạo đức SV không thể không phân tích vai trò của khối báo Đoàn. Báo chí của Đoàn Thanh niên gồm 9 cơ quan: Tiền phong, Thanh niên, SVVN & Hoa học trò, Thiếu niên Tiền phong, Nhi đồng, Thời trang trẻ, Tạp chí Thanh niên, Chương trình truyền Thanh niên và phát thanh Thanh thiếu nhi cùng với báo Tuổi trẻ Thủ đô, báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh và 64 Bản tin Thanh niên do các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc quản lý.

Báo chí của Đoàn Thanh niên đã luôn đi đầu tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước; đấu tranh đến cùng với các quan điểm sai trái, các biểu hiện tiêu cực trong đời sống xã hội, tạo được niềm tin trong thanh niên và nhân dân. Các vấn đề do báo chí của Đoàn thông tin trên mặt báo luôn tạo được hiệu ứng xã hội tích cực (ví dụ: vấn đề tham nhũng, việc thi cử, đào tạo, cấp bằng, sử dụng kinh phí giáo dục, các hoạt động xã hội, từ thiện...).

Điểm nổi bật là thời gian qua trên các báo Đoàn, nội dung tuyên truyền điển hình, nhân tố mới trong các lứa tuổi, đối tượng thanh thiếu niên chiếm tỷ lệ tương đối cao so với các nội dung khác viết về công tác Đoàn và phong trào thiếu niên. Việc tổ chức các cuộc thi, các diễn đàn được bạn đọc hoan nghênh và hưởng ứng nhiệt tình tạo dư luận tốt trong xã hội.

Đồng thời các báo cũng rất cố gắng đổi mới về hình thức, công nghệ làm báo, thêm nhiều chuyên mục mới. Hầu hết các báo đều đã xây dựng báo điện tử hoặc trang thông tin điện tử có nội dung đa dạng, hình thức sinh động, sáng tạo, chuyển tải nhiều tin tức, tổ chức các diễn đàn trực tuyến về những vấn đề thanh niên quan tâm.

Các hoạt động tuyên truyền trên mặt báo, các hoạt động xã hội do cơ quan báo chí của Đoàn Thanh niên khởi xướng và tổ chức đã tạo dựng được thương hiệu, có uy

34

lo bảo vệ lợi ích cho thanh thiếu niên, định hướng lối sống đẹp, mở rộng ảnh hưởng, vị thế của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh như các chương trình Duyên dáng Việt Nam, Hoa hậu Việt Nam, các giải thể thao U11, U15, U21... Các loại học bổng Nguyễn Thái Bình, Vừ A Dính, Lý Tự Trọng, Sao tháng giêng... và hàng loạt các hoạt động xã hội khác trị giá 49,71 tỉ đồng qua hai năm 2005-2006 [21, tr. 235].

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban Thường vụ TƯ Đoàn khóa VIII về nâng cao chất lượng công tác báo chí - xuất bản đã khẳng định: “Các cơ quan báo chí - xuất bản của Đoàn là một bộ phận trong hệ thống tổ chức của Đoàn TNCS HCM, là công cụ quan trọng trong công tác giáo dục thanh thiếu niên. Phát huy truyền thống vẻ vang của báo chí cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí - xuất bản của Đoàn không ngừng phát triển, nâng cao bản lĩnh chính trị, vững vàng trước thử thách; thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền đường lối, chủ trưởng của Đảng, Nhà nước, của Đoàn; tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống văn hóa cho thanh niên, xứng đáng là diễn đàn tin cậy của thanh niên và nhân dân, trở thành vũ khí tư tưởng, tin cậy, sắc bén của Đảng, của Đoàn” [13].

Bên cạnh những đóng góp tích cực nêu trên, báo chí của Đoàn Thanh niên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế:

- Nội dung, thời lượng tuyên truyền, phản ánh về công tác Đoàn, Hội, Đội, phong trào thanh thiếu niên và nhiều vấn đề liên quan đến giới trẻ chưa ngang tầm, chưa tương xứng với vị trí, yêu cầu, nhiệm vụ của báo Đoàn và sự phát triển của phong trào thanh thiếu niên [21, tr. 235].

- Công tác biên tập, xử lí thông tin đôi khi thiếu nhạy cảm, còn có sai sót, chưa chính xác, thiếu nhạy bén chính trị. Một số tờ báo còn vi phạm diện tích quảng cáo, Luật Báo chí; tập trung nhiều vào việc phản ánh các mặt trái của xã hội, khai thác về các vụ án, nhu cầu hưởng thụ, đời tư các nghệ sĩ... thiếu cân xứng với các tin, bài tuyên dương người tốt việc tốt, đã có biểu hiện “thương mại hóa” [21, tr. 236].

- Thiếu tính định hướng tư tưởng trước một số hiện tượng tiêu cực xảy ra trong giới trẻ; Mặc dù số lượng báo chí phát hành khá lớn, song nhiều bạn trẻ ở vùng sâu, vùng xa vẫn chưa có báo để đọc [30].

Trong thời gian tới, để đáp ứng nhu cầu của thanh thiếu niên và thực hiện tốt chức năng giáo dục, định hướng, Đoàn TNCS HCM đã đề nghị Đảng và Chính phủ cần quan tâm hơn nữa đến việc bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ nói chung, chỉ đạo, tạo điều kiện cho khối báo chí của Đoàn Thanh niên, vì đây là khối báo chí có đối tượng đặc biệt, có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội.

Kết luận chương 1

Trong sự nghiệp dựng xây đất nước, yếu tố con người được xem là nguồn lực có ý nghĩa hàng đầu để phát triển KTXH. Chính vì vậy, TNSV - đội dự bị trí thức có vai trò ngày càng quan trọng. Tuy nhiên để trở thành một “trí thức hoàn toàn” thì phải vừa có tài vừa có đức. Trong quá trình GDĐĐ TNSV, báo chí giữ vai trò xung kích. Để có kết quả nghiên cứu sâu sắc, đề tài “Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của SV” phải được xây dựng trên cơ sở lý luận vững chắc bao gồm các khái niệm khoa học có liên quan về SV, đạo đức, báo chí và tác động của báo chí tới vấn đề giáo dục, rèn luyện đạo đức TNSV.

SV là những công dân có độ tuổi từ 18 đến 30 đang học tập bậc ĐH, CĐ. Đây là bộ phận cấu thành của tầng lớp thanh niên, vừa mang đặc điểm chung của thanh niên vừa có những nét đặc trưng là sự năng động, trình độ học vấn cao, được đào tạo một cách có hệ thống, sống có lý tưởng, đặc biệt là lý tưởng nghề nghiệp. Trong sự phát triển nhân cách SV có nhiều đặc điểm đáng chú ý. Đó là sự phát triển khả năng tự ý thức, tự đánh giá, tự xây dựng kế hoạch đường đời và định hướng nghề nghiệp. Vai trò của SV trong xã hội được đánh giá cao thể hiện khả năng trí tuệ và trình độ chiếm lĩnh tri thức của họ. SV không những là nguồn vốn liếng quý báu của dân tộc mà còn là người bạn đồng minh đáng tin cậy của giai cấp công nhân khi họ được giác ngộ.

36

dục, điều chỉnh hành vi và kiểm tra, đánh giá. GDĐĐ là bộ phận nền tảng của nội dung giáo dục toàn diện nhằm giúp thế hệ trẻ hình thành lý tưởng, ý thức và tình cảm đạo đức; tạo nên thế giới quan và hành vi đạo đức của con người mới XHCN. Trong những năm gần đây, một bộ phận TNSV đang trên đà suy thoái đạo đức. Chính vì vậy, việc GDĐĐ cho SV trong thời kỳ mới có nhiều biến đổi cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và xã hội thực sự cần thiết. Đạo đức của mỗi cá nhân SV là “cái gốc” tạo dựng mô hình nhân cách ở SV.

Tham gia vào quá trình giáo dục, rèn luyện đạo đức cho TNSV, báo chí có tầm quan trọng đặc biệt. Báo chí chuyển tải đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước; chủ trương hoạt động của Đoàn Thanh niên, Hội SV; khơi dậy lòng ham muốn học tập và khát vọng cống hiến cho đất nước. Đây cũng là kho tàng kiến thức tổng hợp, là phương tiện giải trí, là tấm gương soi chiếu của TNSV. Báo chí góp phần tuyên truyền, hướng dẫn, tổ chức SV tham gia vào các phong trào thực tiễn chính trị - xã hội. Nổi bật lên là vai trò của khối báo chí Đoàn Thanh niên. Báo chí của Đoàn Thanh niên thực sự là công cụ quan trọng trong công tác giáo dục TNSV, là diễn đàn tin cậy của thanh niên và nhân dân.

Chương 2

Một phần của tài liệu Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 31)