Báo Sinh viên với việc giáo dục tình yêu, hôn nhân, gia đình

Một phần của tài liệu Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 94)

1. Giáo dục lý tưởng, truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương đất nước 2 Giáo dục tự học, tự rèn luyện.

2.2.4.1. Báo Sinh viên với việc giáo dục tình yêu, hôn nhân, gia đình

Ngày nay, trong các trường ĐH, CĐ đã có một bộ phận không nhỏ SV bước vào cuộc sống yêu đương khi mà chưa đủ hiểu biết và suy nghĩ chín chắn để điều hòa xử lý tốt mối quan hệ giữa việc học tập với yêu đương.

Có người đã say đắm trong tình yêu đến mức bỏ bê trong học tập. Có người gặp phải trắc trở, thất bại, nản lòng, nhụt chí, thậm chí tự sát. Họ chán nản đến mức muốn buông xuôi tất cả rồi cuối cùng sa vào các tệ nạn xã hội, đến lúc quay đầu nhìn lại thì đã quá muộn. Chúng ta không thể phủ nhận tích tích cực của tình bạn, tình yêu. Tuy nhiên, những tư tưởng còn lệch lạc về tình yêu, hôn nhân và gia đình vẫn luôn là đề tài hấp dẫn, cần có tính định hướng giáo dục cho SV để SV rèn luyện đạo đức của mình.

Báo SVVN đã đăng tải 157 tin, bài (chiếm 20% số tin, bài về SV) trong hai năm 2006, 2007 phản ánh những quan niệm, những xu hướng, sự biến đổi về giá trị

94

trung các bài viết về chủ đề tình yêu. SV có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm để giữ gìn tình yêu đẹp, cũng như đảm bảo sự cân bằng cuộc sống khi đang yêu và cả khi không còn tình yêu nữa.

Trên số 15/2007, tác giả Duy Đức chỉ ra “Những sai lầm giết chết tình yêu”

của nhiều cô gái và những liều thuốc khuyên dùng để cứu vãn hoặc làm mới cho chính những người trong cuộc. Những sai lầm đó là: “Cho người ta đợi mình mới có giá”, “Anh ấy chẳng bao giờ nói yêu tôi”, “Anh ấy chẳng bao giờ nhớ ngày sinh của tôi hay ngày kỷ niệm của hai đứa”, “Phải gặp nhau hằng ngày”, “Một mai ngủ dậy thấy không còn yêu nhau nữa”. Chắc hẳn khi đọc bài viết này nhiều nữ SV thấy hình ảnh của mình trong những cô gái đó và tự biết cách gìn giữ tình yêu vì: “Sống với tình yêu rất khó. Không tình yêu nào không sóng gió, nhưng khó khăn sẽ giúp bạn biết quý trọng tình yêu”.

Để biết cách bảo vệ tình yêu, SV nên đọc những bài viết được đúc rút từ kinh nghiệm xương máu của nhiều đôi yêu nhau: “Khi nào nên đặt dấu hỏi với anh ấy”,

“Chia tay thử có làm yêu nhau thêm?” (số 15/2007); “9 điều XY sợ ở XX”, “10 việc nhỏ giúp bạn hạnh phúc” (số 16/2007); “Hãy Google đối tượng của bạn” (số 21/2007); “Bắt mạch chàng vô tâm”, “Tình yêu kiểu Vi Tiểu Bảo thời nay” (số 14/2006).

SV nào đang lâm vào tình cảnh: “Bạn chia tay, có những vệ tinh mới vây xung quanh, nhưng dường như mọi chuyện vẫn chẳng đi đến đâu. Có thể bạn đang chờ chàng hoàng tử thật sự của mình. Hoặc có thể bạn vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi hình ảnh của EX!” có thể tự “bắt bệnh” cho mình và tìm “thuốc” chữa qua bài

“Xoá EX khỏi biểu đồ tim”(số 43/2007) của tác giả Mai Phương.

“Không có gì trên đời này đáng có hoặc đáng giữ gìn mà lại không tốn công sức hoặc không đau đớn. Mặc dù mối quan hệ này có thể kết thúc trong đau khổ, tốt hơn là, biết được bạn đã cho đi và yêu bằng mọi thứ hơn là kiềm chế cảm xúc của mình.”Vì thế “Hãy sẵn lòng đón nhận tình yêu” (số 25/2007), đó chính là thông điệp báo SVVN muốn gửi đến những người trẻ đã, đang và chưa yêu.

Giới trẻ ngày nay có những khám phá mới mẻ về tình yêu. Với họ tình yêu đòi hỏi sự kiên nhẫn, tử tế và tôn trọng nhau. Không những thế có những bí mật về tình yêu được chia sẻ trên báo SVVN số 9/2006 “5 điều bạn có thể bạn chưa biết về tình yêu”: “ Tình yêu rất giống... sôcôla”, “ Mũi của bạn sẽ giúp tìm được người thích hợp”, “ Tình yêu tuyệt hơn tiền bạc rất nhiều”, “ Tình yêu với những vật nuôi cũng có sức mạnh đáng kể”, “Tình yêu làm bạn trẻ lâu hơn”.

Những quan niệm của giới trẻ nói chung, SV nói riêng về tình yêu có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, quan niệm “Tình yêu - Tình dục” đang lan rộng trong SV có phải đúng đắn? Có cần thiết phải giáo dục giới tính cho SV? Về vấn đề này có nhiều quan điểm khác nhau, báo SVVN luôn đứng về phía SV để tìm hiểu, đồng thời cũng định hướng cho họ những giá trị của tình yêu đích thực.

Không thể phủ nhận, giới trẻ ngày nay quan tâm nhiều hơn đến vấn đề tình dục. Những chia sẻ của Nguyễn Vĩnh Nguyên - tác giả tập truyện “Năm mười mười lăm hai mươi” trên báo SVVN (số 2, 3, 4/2006) cho biết:

“Khi giá trị phương Tây tràn vào buộc người ta phải suy nghĩ về những giá trị phương Đông lâu nay cầm buộc người ta trong một số quy định. Nhu cầu đọc, chia sẻ những suy tư, cảm nhận về tình dục trên khía cạnh nhân văn ở độc giả trẻ là hoàn toàn có thật. Qua tìm hiểu, tôi phát hiện ra giới trẻ 8X, 9X suy nghĩ, phát biểu về sex khá thoáng, mặc dù không ít trong số họ hoàn toàn chưa có kinh nghiệm. Điều đó cho thấy xã hội sẽ phải thay đổi, chấp nhận nhiều quy chuẩn mới từ người trẻ.”

Sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục là vấn đề còn khá mới mẻ đối với Việt Nam - một đất nước chịu ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo. Bởi thế, mặc dù Đảng và Nhà nước luôn hướng tới việc đào tạo những con người mới phát triển toàn diện, nhưng sự thật chúng ta còn bỏ quên lĩnh vực nhạy cảm này. Cho nên, hầu hết các trường ĐH dù thuộc bất cứ khối nào, tự nhiên hay xã hội, đều chưa có bộ môn giảng dạy về giới tính cho SV. Điều này dẫn tới tình trạng, đa số SV thiếu hụt kiến

96

đường và biết bao nguy cơ tiềm ẩn. Đây chính là nội dung phản ánh của bài “Khi sinh viên tự học giới tính ngoài giảng đường” của tác giả Phương Vi đăng trên số 20/2007.

“Một hiện tượng xảy ra khi tìm kiếm thông tin từ các nguồn tài liệu đó là thông tin nhiều khi rất mâu thuẫn với nhau. Ở đây ta có thể lấy ví dụ về hiện tượng thủ dâm. Rõ ràng, trong nhiều bài báo người ta nói thủ dâm sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người. Nó chính là nguyên nhân dẫn đến xuất tinh sớm ở nam giới. Nhưng ở một bài báo khác, một tác giả khác lại khẳng định: thủ dâm làm giảm stress, giúp con người sảng khoái hơn... Hàng loạt thông tin trái chiều nhau như vậy, sinh viên biết tin ai?... Đến bao giờ mới có môn học chính thức?”

Không thể phủ nhận rằng sự thiếu hụt kiến thức về sức khoẻ giới tính là nguyên nhân dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc, nhất là hiện tượng mang thai ngoài ý muốn ở nữ giới. Đã đến lúc cần một cái nhìn công bằng hơn về hành vi tình dục an toàn.

Chuyên mục “Thư sức khỏe” cung cấp nhiều kiến thức về sức khoẻ giới tính giúp SV biết cách tự bảo vệ mình và thay đổi cách nhìn của dư luận xã hội. Bài

“Hành vi tình dục an toàn, cần một cái nhìn công bằng” số 37/2006, tác giả Nguyễn Minh Hoàng cho thấy một hiện tượng phổ biến trong xã hội hiện nay: “Nhìn thanh niên đi mua bao cao su, thuốc tránh thai như thế, chắc chắn sẽ nhiều người buông lời chê bai, chỉ trích hoặc nhận xét không mấy thiện cảm”. Điều đó cho thấy cái nhìn khắt khe của xã hội về vấn đề này tuy nhiên cần phải thấy rằng: “Đó là một tín hiệu tích cực. Thanh niên không còn là những người điếc không sợ súng, họ đã biết cách tự bảo vệ mình!”.

Nguy cơ bệnh tật và quấy rối tình dục không loại trừ ai, kể cả SV nam và SV nữ. Chính vì vậy SV cần biết cách tự bảo vệ và cần phải phản ứng mạnh, phản ứng đúng để đòi lại sự công bằng cho chính mình: “Quấy rối tình dục nam sinh viên - Không phải chuyện đùa”, “Morning afterpill không phải là thần dược chữa cháy!” (số 27/2006), “Theo sinh viên nam đi học giới tính” (số 41/2007).

Tác giả Nguyễn Minh Hoàng “không phê phán việc quan hệ tình dục nhiều ở các bạn thanh niên, sinh viên, cũng không cổ vũ các bạn ấy làm chuyện đó”. Chính SV phải nhận thức một cách đúng đắn rằng sự hiểu biết về sức khoẻ giới tính không phải để SV “biết luật mà lách luật” bởi việc quan hệ tình dục trước hôn nhân ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, học tập và có thể dẫn đến sa vào lối sống trụy lạc. SV phải tự tìm kiếm hạnh phúc đích thực trong cuộc đời mình thay vì chìm đắm trong tình yêu: “Thời nào, người trẻ mà không khao khát đi tìm hạnh phúc. Với thế hệ trước, hạnh phúc hiện hình trong ngôi nhà, gia đình, công việc an toàn. Còn người trẻ thời nay, phiêu lưu và thu lượm trải nghiệm mới là hạnh phúc đích thực”

(“Nguyễn Vĩnh Nguyên - Can đảm sống nên can đảm trả giá” số 2,3,4/2006).

Một phần của tài liệu Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 94)