Báo GD & TĐ với việc giáo dục tình yêu, hôn nhân, gia đình

Một phần của tài liệu Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 100)

1. Giáo dục lý tưởng, truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương đất nước 2 Giáo dục tự học, tự rèn luyện.

2.2.4.3. Báo GD & TĐ với việc giáo dục tình yêu, hôn nhân, gia đình

Nếu xét về số liệu thống kê, mảng nội dung về tình yêu, hôn nhân, gia đình trên báo GD & TĐ chiếm tỷ lệ không lớn (15%). Những bài viết xuất hiện tương đối toàn diện, bao quát.

Đối với SV, cùng với tình bạn tình yêu là điều không thể thiếu trong đời sống tâm tư, tình cảm của họ. “Nơi nào có tình yêu” số 17 (08/02/2007) - tác giả Nguyễn Anh Tú đã ca ngợi một tình yêu đẹp của một đôi bạn SV. Họ yêu nhau xuất phát từ tình cảm chân thành. Họ đã trải qua bao khó khăn của cuộc sống nhưng tình yêu đã

100

tiếp thêm sức mạnh cho họ vượt qua: “Nơi nào có tình yêu, nơi ấy chắn chắn có hạnh phúc”. Đây là lời nhắc nhở với SV muốn có hạnh phúc phải có tình yêu đích thực.

Một mặt đề cao tình yêu đẹp, mặt khác báo GD & TĐ còn chỉ ra những điều mà SV nên tránh như “Chuyện góp gạo thổi cơm chung”số 22 (21/02/2006). Những người xung quanh ban đầu thấy chướng mắt và bức xúc nhưng dần dần cũng thích nghi được vì: “Ở đâu cũng thế, vả lại không thể trách cứ tình yêu được?”. Không biết có phải vì thái độ “thoả hiệp” và nhượng bộ của những người xung quanh nên mới có sự lan rộng của hiện tượng này hay ngược lại? Bài viết phê phán những tình yêu với mục đích toan tính trước mắt không nghĩ đến hậu quả sau này. Liệu đó có phải là tình yêu? Hay chỉ là một sự “cộng sinh”? Và đâu là tình yêu đích thực? Những dòng cuối cùng của bài viết cũng là thông điệp tác giả gửi gắm:

“Làm thế nào để các bạn trẻ xây dựng được lối sống lành mạnh và tình yêu trong sáng? Nhiều diễn đàn bàn về lối sống đẹp đã được mở ra song từ nhận thức đến hành động còn là một khoảng cách quá xa. Vấn đề này không còn là của riêng cá nhân hay đoàn thể nào mà đòi hỏi toàn xã hội cùng quan tâm tìm giải pháp.”

Nằm trong nội dung phản ánh hậu quả đau xót của những “mối tình thời mở cửa” còn có nhiều bài viết: “Nếm thử trái cấm trước hôn nhân” số 91 (31/07/2007),

“Đùa với lửa” số 7 (17/01/2006). Đã đến lúc phải báo động, cảnh tỉnh về vấn đề tình yêu, tình dục của SV. Trách nhiệm thuộc về ai? Phải chăng một phần do sự thiếu đồng bộ trong giáo dục giới tính, hay do sự lơi lỏng quản lý, kiểm soát cũng như thiếu những chính sách cần thiết về định hướng tình yêu, tình dục cho SV trong các trường ĐH, CĐ hiện nay?

Không đi sâu vào phê phán, chỉ trích nhưng những bài viết trên báo GD & ĐT đã đưa vấn đề tình yêu, hôn nhân của SV lên một tầm cao mới: Vấn đề GDĐĐ, lối sống. Để SV có cái nhìn đúng đắn, giữ gìn những giá trị truyền thống trong tình yêu, hôn nhân cần có sự chung tay của toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên (Trang 100)